Dấu hiệu bệnh thiếu máu thiếu sắt- Cách bổ sung sắt nhanh nhất

0
1271
Dấu hiệu bệnh thiếu máu thiếu sắt- Cách bổ sung sắt nhanh nhất

Xin chào quý vị và các bạn, Hiện nay Tại Việt Nam, bệnh thiếu máu thiếu sắt ở đối tượng phụ nữ trẻ rất phổ biến.

Do đó, việc bổ sung vi chất như sắt và vitamin B12 trong chế độ ăn là điều cần thiết để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, đặc biệt là khi đang mang thai.

Còn đối với trẻ em, khi thiếu máu cần xem xét nguyên nhân nhiễm giun, bệnh lý rối loạn hấp thu hoặc các bệnh lý thiếu máu di truyền, miễn dịch.

Người trưởng thành và người cao tuổi khi phát hiện thiếu máu thiếu sắt cần tầm soát nguyên nhân mất máu qua đường tiêu hóa, thiếu máu trong trường hợp này có thể là một triệu chứng diễn tiến của ung thư dạ dày hoặc ung thư đại trực tràng.

Không nên lơ là khi thiếu máu vì có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý trầm trọng,

Như vậy Bệnh thiếu máu là gì, có nguy hiểm hay không. Các dấu hiệu triệu chứng nhận biết bệnh Thiếu máu như thế nào ! Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim tìm hiểu qua video dưới đây nhé !

Bệnh thiếu máu là gì?

Theo các chuyên gia, bệnh thiếu máu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng lưu lượng hồng cầu của một người thấp hơn so với tiêu chuẩn thông thường. 

Bên cạnh đó, một người cũng có thể bị thiếu máu khi các tế bào hồng cầu của người đó không mang đủ hemoglobin (huyết sắc tố) thiết yếu.

Đây là một loại protein giàu chất sắt, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô tế bào khác trong cơ thể.

Thiếu hụt hemoglobin có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy yếu, dễ chóng mặt và nhức đầu. 

Nguyên nhân gây bệnh Thiếu máu

Các nhóm nguyên nhân chính gây ra thiếu máu ở người bao gồm:

  • Thiếu máu do giảm sản xuất máu tại tủy xương:
  • Thiếu máu thiếu sắt: do những bệnh lý gây mất máu như giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ…
  • Thiếu máu do thiếu acid folic: thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu, kém hấp thu, sử dụng thuốc ngừa thai…
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: gặp do cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng
  • Do bất thường di truyền: bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu, dẫn đến thời gian sống của hồng cầu rút ngắn gây ra bệnh Thalassemia.
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: do trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây nên hiện tượng thiếu máu.
  • Thiếu máu do suy tủy xương: do tình trạng tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân do nhiễm trùng , hóa chất, tia xạ, di truyền hay không rõ nguyên nhân gây ra.
  • Thiếu máu do suy thận mạn: suy thận mạn gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm cho lượng Erythropoietin giảm thấp.

Các triệu chứng nhận biết bệnh thiếu máu

Phần lớn trường hợp, thiếu máu dạng nhẹ sẽ không thể hiện triệu chứng rõ ràng. Do đó, người bệnh thường chỉ phát hiện khi tham dự buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý khác.

Mặc dù vậy, bạn có thể đặt ra nghi vấn về việc bản thân mắc bệnh thiếu máu nếu bắt gặp các dấu hiệu dưới đây, bao gồm: 

  • Tâm trạng gắt gỏng, Nhức đầu
  • Thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung hay suy nghĩ 

Khi bệnh thiếu máu tiến triển nghiêm trọng, cơ thể có khả năng bộc lộ dấu hiệu rõ ràng hơn, chẳng hạn như: 

  • Da nhợt nhạt, xanh xa. Móng tay giòn, dễ gãy. Rối loạn nhịp tim
  • Choáng váng nhẹ, đặc biệt khi bạn đột ngột chuyển từ tư thế ngồi sang đứng
  • Tức ngực, khó thở hoặc dễ hụt hơi

Các đối tượng nguy cơ bệnh Thiếu máu

Các yếu tố nguy cơ của hiện tượng thiếu máu là:

  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, vitamin B12, folate.
  • Rối loạn đường ruột: tình trạng này dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non gây nên thiếu máu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra thiếu hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do lượng sắt phải được dự trữ cho khối lượng máu tăng lên để cung cấp hemoglobin cho bào thai.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như ung thư, suy thận, suy gan cũng là nguy cơ của thiếu máu.
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền cũng là nguy cơ gây nên tình trạng thiếu máu.

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm hay không ?

  • Suy nhược nghiêm trọng: Lúc này, bạn có thể mệt mỏi và thậm chí suy nhược đến mức không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày, dù là hoạt động đơn giản nhất.
  • Biến chứng thai kỳ: Thiếu máu do thiếu folate ở phụ nữ mang thai rất dễ dẫn đến biến chứng sinh non. 
  • Vấn đề về tim: Thiếu máu có thể gây rối loạn nhịp tim, thường là nhịp tim nhanh bất thường.
  • Nguyên nhân là do trái tim phải bơm nhiều máu hơn nhằm bù đắp vào lượng hồng cầu bị hao hụt. Nếu kéo dài, tình trạng này có nguy cơ gây suy tim sung huyết. 
  • Mặt khác, mất một lượng lớn máu trong thời gian ngắn sẽ trực tiếp dẫn đến thiếu máu cấp tính và gây tử vong.  

Cách phòng ngừa bệnh Thiếu máu

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, chúng ta nên:

  • Ăn uống hợp vệ sinh và khoa học. Khẩu phần ăn phải có đầy đủ các chất, hợp khẩu vị, hạn chế các gia vị nhân tạo, hương liệu và dầu mỡ.
  • Chế độ sinh hoạt làm việc cân đối kết hợp rèn luyện nâng cao sức khỏe.
  • Phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình, bổ sung thêm sắt uống và ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều sắt khi cơ thể thiếu sắt.
  • Lắng nghe cơ thể và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu cũng như các yếu tố nguy cơ thiếu máu.

Thực phẫm hổ trợ điều trị bệnh Thiếu máu nên dùng !

Previous articleSuy tĩnh mạch nên và không nên ăn gì- Cách chữa suy giãn tĩnh mạch
Next articleBài thuốc chữa tiêu chảy tại nhà- Tiêu chảy nên và không nên ăn gì ?