Tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em
Tiêu chảy cấp là tình trạng đại tiện phân lỏng, toé nước trên 3 lần trong ngày. Thời gian diễn biến của đợt bệnh không quá 14 ngày. Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học do trẻ bị mất nước và các chất điện giải. Trong đó, bệnh tiêu chảy cấp cho Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy nặng thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp do virus Rotavirus
Rotavirus có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường. Chúng có sống nhiều giờ trên tay và nhiều ngày trên các bề mặt cứng như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, vật dụng trong gia đình…
Rotavirus lây lan chủ yếu qua đường yêu hóa, chúng tồn tại trên phân của người bệnh và truyền nhiễm qua tiếp xúc với tay. Trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao do trẻ thường xuyên tiếp xúc các đồ vật bằng tay và hay có thói quen cho lên miệng.
Cha mẹ nên lưu ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus:
- Trẻ dễ mắc bệnh từ 6- 11 tháng tuổi
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch
- Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mẹ cần lưu ý trẻ vào mùa khô lạnh
- Xóa bỏ những thói quen xấu như: Ăn dặm không đúng cách, không rửa tay bằng xà phòng sau khi dọn phân hay trong quá trình chế biến thức ăn, xử lý phân không hợp vệ sinh…
2. Triệu chứng và hậu quả của bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra
Sau khi bị lây nhiễm khoảng 1- 2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy. Nôn ói xuất hiện trước khi bị tiêu chảy khoảng 6- 12 giờ hoặc có thể kéo dài từ 2- 3 ngày. Những ngày đầu trẻ thường nôn rất nhiều và dần dần giảm bớt rồi sau đó đến tiêu chảy.
Trẻ đi ngoài phân lỏng như nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể kèm theo nhớt nhưng không có máu. Vài ngày sau đó tiêu chảy ngày càng tăng kéo dài khoảng 3- 9 ngày.
Ngoài ra, trẻ có thêm những dấu hiệu như sốt vừa phải, đau bụng, ho và chảy nước mũi. Trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị mất nước, cơ thể nhanh chóng bị khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp sẽ có khả năng phải nhập viện điều trị.
Sau khi bị lây nhiễm khoảng 1- 2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy
3. Phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ khỏi bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus
Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có thuốc trị liệu đặc hiệu đối với Rotavirus. Khi trẻ mắc phải bệnh và nhập viện, các bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng như bù dịch bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, hạ sốt cùng với một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Với tiêu chảy cấp do virus Rota điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. Ở thể nhẹ không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3-4 ngày. Việc điều trị chủ yếu là phòng biến chứng: bù nước và chất điện giải khi trẻ bị mất nước. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ, sau khi đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế, có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Chú ý các điểm sau:
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không gas), hoặc cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ hơn virus, nguyên nhân gây nên tiêu chảy).
Thực hiện rửa tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
4. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus
Tiêu chảy do Rotavirus rất dễ lây nhiễm mặc dù áp dụng các biện pháp vệ sinh tiệt trùng thì cũng vẫn không đủ để bảo vệ trẻ khỏi tác nhân lây nhiễm này. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. Do đối tượng mắc bệnh thường gặp và nặng nhất là trẻ nhỏ nên cần được phòng ngừa càng sớm càng tốt
Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp hãy cho tới bệnh viện ngay vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được. Ở trẻ lớn hơn, nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Phân có máu và trẻ có dấu hiệu mất nước
- Trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù bố mẹ đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên
- Trẻ không chịu ăn uống gì, trong khi vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều
- Trẻ đi tiêu quá thường xuyên và sợ rằng không bù được đủ nước cho trẻ
- Khi nôn ói, bố mẹ thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây
- Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức
- Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày
- Trẻ sốt và đau bụng nhiều
Chủ động bằng cách chủng ngừa vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin phòng tiêu chảy do Rota đang được sử dụng rộng rãi, bao gồm: Vắc-xin Rotarix được sản xuất tại Bỉ và Vắc-xin Rotateq được sản xuất tại Mỹ. Hai loại vắc-xin này đều được sản xuất bởi các công ty dược lớn trên thế giới và được đánh giá cao về hiệu quả chủng ngừa.
Vắc-xin Rotarix (Bỉ): Uống 2 liều; liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc xin Rota virus trước 24 tuần tuổi.
Vắc-xin Rotateq (Mỹ): Uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi…trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.