Có nên thay thế Omega 369 cho Omega 3 không?
1 Phân biệt Omega 3,6,9
1.1- Omega 3
Là một axit béo không no, hay còn gọi là không bão hòa, có nhiều liên kết đôi. Cơ thể con người rất cần omega 3 được hấp thu từ thực phẩm ăn uống hàng ngày do không tự tổng hợp được.
*Những lợi ích của Omega 3:
-Cải thiện các vấn đề và sức khỏe tim mạch: Trong cơ thể, omega 3 giúp kiểm soát nồng độ cholesterol máu, chất béo xấu và huyết áp. Vì vậy, omega 3 có thể cải thiện và phòng ngừa các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid, nhồi máu cơ tim.
-Hỗ trợ sức khỏe thần kinh: Bổ sung omega 3 cho cơ thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh Parkinson, chứng trầm cảm và rối loạn tâm thần ở những người có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng để khẳng định lợi ích này cần tiến hành nghiên cứu thêm. Bên cạnh đó, omega 3 cũng giúp hỗ trợ cải thiện và duy trì trí nhớ ở người lớn tuổi.
-Giảm cân và chỉ số vòng eo: Omega 3 có thể giúp kiểm soát trọng lượng và chỉ số vòng eo, tuy nhiên vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định tác dụng này của omega 3.
-Giảm mỡ gan: Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy tiêu thụ thực phẩm giàu omega 3 có thể giúp giảm lượng chất béo trong gan.
-Hỗ trợ phát triển trí não của trẻ sơ sinh: Đối với thai nhi, omega 3 hỗ trợ não bộ phát triển vì chúng góp phần hình thành nên các neuron thần kinh và vận chuyển dưỡng chất để não hoạt động.
-Chống viêm: Đối với một số bệnh lý mãn tính, omega 3 giúp kiểm soát tình trạng viêm. Nhưng nếu không cân bằng giữa lượng omega 3 và omega 6 trong chế độ ăn uống, tiêu thụ omega 6 nhiều hơn omega 3 có thể góp phần gây viêm và một số bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, tiểu đường, suy tim, viêm khớp dạng thấp.
1.2 – Omega 6
Omega 6 cũng là một axit béo không bão hòa và có nhiều liên kết đôi. Nhưng cơ thể không tự sản xuất omega 6, vì vậy chế độ ăn uống phải có thực phẩm giàu omega 6 để bổ sung chất này cho cơ thể.
*Những lợi ích của Omega 6:
Omega 6 có thể giúp điều trị một số bệnh lý mãn tính. 2 loại omega 6 là GLA và DGLA (trong đó, DGLA do GLA chuyển đổi thành) có tác dụng làm giảm các triệu chứng của chứng viêm.
Ngoài ra, omega 6 cũng được biết đến là có tác dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tim mạch như làm giảm nồng độ triglycerid và cholesterol trong máu.
1.3 – Omega 9
Điểm khác biệt giữa Omega 3 – 6 – 9, đó là axit béo omega 9 là một chất béo chỉ có một liên kết đôi, vì vậy gọi là chất béo không bão hòa đơn và có thể được sản sinh ra. Do đó, omega 9 không phải là một loại axit béo thiết yếu. Omega 9 gồm các loại axit oleic, axit mead, axit erucic và axit nervonic.
Mặc dù cơ thể tự sản sinh được omega 9, nhưng chúng ta cũng cần bổ sung omega 9 từ chế độ ăn thay vì tiêu thụ các loại chất béo khác, vì omega 9 có thể có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
*Những lợi ích của Omega 9
Một chế độ ăn giàu omega 9 nói riêng và chất béo không bão hòa đơn nói chung giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin trên bệnh nhân tiểu đường và giảm tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, omega 9 cũng giúp cải thiện một số vấn đề về tim mạch như đột quỵ bằng cách tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) và giảm nồng độ cholesterol xấu (LDC) trong máu. Omega 9 cũng còn được biết đến là hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.
2 Có nên thay thế Omega 369 cho Omega 3 không
Như những gì đã phân tích bên vừa rồi thì chúng ta có thể thấy được, trong ba loại dưỡng chất trên thì omega 3 có vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là đối với sự phát triển toàn diện, trí não của trẻ nhỏ, người mắc các bệnh tim mạch thì rất cần bổ sung dưỡng chất này.
Còn omega 6-9 phù hợp hơn cho người lớn tuổi để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, Alzheimer, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Để chắc chắn cơ thể của chúng ta có bị thiếu hụt dưỡng chất nào hay không. Hãy xem lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình có bổ sung đầy đủ các loại omega chưa. Nếu bạn là một người không thích ăn cá, không ăn bất kỳ loại cá nào trong cả tuần cả tháng, có khả năng cao là bạn không bổ sung đủ hàm lượng omega 3 hàng ngày vào cơ thể, lúc này bạn cần bổ sung thêm viên uống omega 3. Còn nếu bình thường bạn hay sử dụng các loại dầu đậu nành, dầu từ các loại hạt hoặc hay ăn các loại hạt như hạt lanh, hạt hướng dương, hạt điều… thì bạn đã cung cấp đủ hàm lượng omega 6 rồi, lúc này bạn không cần phải bổ sung thêm omega 6 nữa…
Nhìn chung, việc bổ sung viên uống omega 3 hay omega 3-6-9 sẽ tùy thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người để cân nhắc cho phù hợp, không ai giống ai. Nếu như trường hợp không chắc chắn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi quyết định sử dụng omega 3 hay omega 3-6-9 .
Trong bài viết này, nhà thuốc tây Mỹ Kim đã giúp bạn hiểu hết được chức năng của từng loại Omega 3, Omega 6, và Omega 9 một cách rõ ràng và cụ thể. Hy vọng bạn sẽ đưa ra được lựa chọn phụ hợp nên sử dụng omega 3 hay omega 3-6-9 để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình cũng như cho gia đình một cách tốt nhất nhé !
Nhà thuốc tây Mỹ Kim xin gửi lời chúc sức khỏe đến gia đình bạn!
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.