Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the newsblogger domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the newscrunch domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Ngộ độc thực phẫm - Cách xữ lý ngộ độc thực phẫm (Trúng thực) an toàn tại nhà trong ngày tết - nhathuocmykim.com

Ngộ độc thực phẫm – Cách xữ lý ngộ độc thực phẫm (Trúng thực) an toàn tại nhà trong ngày tết

Ngộ độc thực phẫm – Cách xữ lý ngộ độc thực phẫm ( Trúng thực ) an toàn tại nhà trong ngày tết

Khi bị Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất

Ngộ độc thực phẩm là một trong số ít những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, co thắt bụng có thể bắt đầu khoảng 1 tiếng, thậm chí nhiều tuần sau khi bạn ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn.
Trong nhiều trường hợp, độc tố hay vi khuẩn lây lan là do thực phẩm được chế biến, bảo quản hoặc xử lý không đúng cách. Hầu hết người bị ngộ độc thực phẩm sẽ khỏi trong vài ngày sau khi thực phẩm nhiễm bẩn bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi đặc biệt cần chú ý tránh bị ngộ độc thực phẩm vì có khả năng dẫn đến tổn thương không thể chữa khỏi.
Việc nhận biết cách phục hồi sau khi bị ngộ độc thực phẩm một cách nhanh chóng có thể giúp bạn giảm cảm giác khó chịu và sớm phục hồi sức khỏe.
Nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng (sau vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày): buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC.
Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên.
Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt
bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.
Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.
Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.
Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ).
Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ).
Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.
Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa.
Trường hợp đến muộn, cần gửi bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu để xử trí. Có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Trung ương để hỏi thông tin khi cần thiết
LƯU Ý ;
• Đi khám ngay nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn vài ngày, có triệu chứng sốt cao, vấn đề về thị lực hoặc khó thở, khó nuốt.
• Tiếp nhận chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm hoặc hải sản.
• Một số độc tố trong nhiều loại nấm và hải sản có thể gây chết người nên bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách để Phục hồi nhanh chóng sau khi bị ngộ độc thực phẩm
1.Uống nước và chất lỏng.
Nếu thường xuyên nôn và tiêu chảy, cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước, dẫn đến thiếu nước. Bạn cần uống càng nhiều nước càng tốt để bù lại lượng chất lỏng mất đi.
• Nếu không thể nuốt nước do quá buồn nôn, bạn cần đi khám ngay. Có thể bạn sẽ phải nhập viện để truyền dịch qua tĩnh mạch.
2.Dùng bột bù nước.
Đây là dạng bột mà bạn có thể pha vào nước lọc và các thức uống khác. Bột giúp bù khoáng và dinh dưỡng mà cơ thể mất đi do nôn mửa và tiêu chảy. Bột bù nước có bán ở các hiệu thuốc.
• Để tự pha thức uống bù nước, bạn có thể hòa 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê muối nở với 4 thìa đường vào 1 lít nước lọc. Khuấy cho nguyên liệu tan hoàn toàn rồi uống

3. ăn thức ăn nhạt.
Khi thấy hơi đói và cơn buồn nôn giảm bớt, bạn có thể ăn những món ăn nhạt như chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng..
Những thực phẩm này giúp xoa dịu dạ dày và không kích thích cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
• Nên nhớ không nên ăn vội, HOẶC ăn quá nhiều.

4.Uống nước gạo hoặc nước lúa mạch.
Những thức uống này giúp xoa dịu dạ dày đang đau và giảm chứng khó tiêu. Thức uống còn có tác dụng cung cấp nước – yếu tố mà cơ thể cần nhất khi bị ngộ độc thực phẩm
5.Uống thực phẩm chức năng bổ sung probiotic.
Thực phẩm chức năng probiotic giúp khôi phục lợi khuẩn trong đường ruột và tăng tốc độ phục hồi.
Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch kém, bổ sung probiotic không phải là phương án tốt nhất mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng.
6.Dùng giấm táo.
Một nguyên liệu tại nhà khác đó là giấm táo có đặc tính kháng khuẩn. Để dùng giấm táo, bạn hòa 2 thìa canh giấm táo vào 1 cốc nước nóng và uống trước khi ăn thức ăn đặc. Hoặc bạn có thể uống giấm táo nguyên chất không pha nước nếu muốn

7.Dùng thảo mộc.
Một số loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn và nhiều đặc tính khác giúp giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm Bạn có thể thử uống nước húng quế hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu húng quế vào nước.
8.Xoa dịu dạ dày bằng mật ong và gừng.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể kiểm soát axit trong dạ dày, còn gừng giúp giảm đau bụng và chứng khó tiêu.
• Ủ gừng tươi trong nước nóng, sau đó khuấy thêm một thìa mật ong vào rồi uống từ từ. Hoặc bạn có thể hòa mật ong cùng nước ép gừng để uống.

Share this content: