Dấu hiệu bệnh quai bị- Cách điều trị bệnh quai bị

0
802
Dấu hiệu bệnh quai bị- Cách điều trị bệnh quai bị
Dấu hiệu bệnh quai bị- Cách điều trị bệnh quai bị

Kính thưa quý vị và các bạn . Quai bị là căn bệnh không hề hiếm ở nước ta, theo ghi nhận, mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn trường hợp mắc quai bị được ghi nhận.

 Tuy là căn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị và có nhiều biến chứng phức tạp nhưng phần đông người dân thường lơ là, chỉ chữa bệnh khi mắc phải chứ chưa biết tác hại và cách phòng ngừa quai bị.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh qoai bị, cách điều trị củng như các phương pháp phòng bệnh qoai bi mà nhà thuốc muốn chia sẽ đến cho quý vị. Hãy cùng chúng tôi theo dõi hết video dưới đây nhé !

1/ Bệnh quai bị là gì ?

Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. 

Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời.

Trẻ em là đối tượng thường xuyên nhiễm quai bị trừ độ tuổi nhũ nhi ( ít hơn 1 tuổi) thì hiếm khi bị, nguyên nhân có thể do vẫn còn kháng thể tốt từ mẹ.

2. Các triệu chứng bệnh quai bị

Tại Việt Nam, quai bị thường gây ra các vụ dịch vừa và nhỏ hoặc rải rác trên cả nước. Bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn ở mùa thu – đông.

Mặc dù là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan nhưng quai bị khó phát hiện với những dấu hiệu giai đoạn khởi phát giống cảm cúm thông thường.

Giai đoạn ủ bệnh:

Giai đoạn này thường kéo dài từ 17 – 18 ngày, người bệnh không có nhiều triệu chứng biểu hiện nên có thể lây lan mầm bệnh cho nhiều người khác khi tiếp xúc mà không có biện pháp phòng ngừa.

Giai đoạn khởi phát của bệnh: 

  • Sốt 38 – 39 độ;
  • Đau đầu;
  • Kém ăn, miệng khô; 
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi;
  • Đau họng và đau góc hàm;
  • Tuyến mang tai to dần và đau nhức.

Giai đoạn toàn phát:

  • Sau 24-48 giờ khi khởi phát, trẻ sẽ có dấu hiệu viêm tuyến nước bọt hay còn gọi là tuyến mang tai. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị quai bị.
  • Lúc đầu, trẻ sẽ có dấu hiệu sưng 1 bên mang tai, sau 1-2 ngày sẽ sưng lên bên còn lại. Trẻ bị quai bị thường sưng 2 bên tuyến mang tai, ít có trường hợp sưng 1 bên.
  • Hai bên má bị sưng viêm sẽ không đối xứng, vùng da bị sưng căng bóng, sờ nóng, không đỏ, đau, Trẻ đau hàm khi há miệng, nhai hoặc ăn phải những thức ăn có vị chua.

Giai đoạn lui bệnh:

  • Nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời trẻ sẽ hoàn toàn khỏi bệnh trong vòng 10 ngày.
  • Tuyến nước bọt cũng không bị sưng và không hóa mủ (trừ trường hợp bị nhiễm khuẩn và bội nhiễm).

3/ Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Qoai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae.

Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 200C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.

Bệnh qoai bị lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ…

4. Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:

  • Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tịnh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%
  • Viêm buồng trứng: người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sải thai
  •  Nhồi máu phổi: nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt. viem phổi cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng não….

Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em.

Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

5/ Bệnh quai bị có lây hay không  ?

Bệnh quai bị lây truyền qua đường hô hấp. Đường hô hấp là chủ yếu do các bụi nước trong hơi thở người bệnh truyền sang người lành thông qua động tác ho, hắt hơi, khạc nhổ, giao tiếp.

Sau đó, người lành hít phải sẽ tồn tại virus bám vào niêm mạc mũi miệng, kết mạc và xâm nhập vào nội tạng qua đường máu.

6/ Cách phòng ngừa bệnh quai bị

+ Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua). Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bạn bị sốt và cho tới khi khỏe lại;

+ Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng. Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu;

+ Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.

7/ Người bị bệnh quai bị nên kiêng gì

  • Cách ly trẻ. Do quai bị là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần cách ly trẻ ngay khi vừa phát bệnh.
  • Bạn nên cho trẻ ở một không gian riêng khoảng 2 tuần để đảm bảo bệnh không lây cho những người xung quanh.
  • Kiêng gió và nước lạnh vì sẽ làm vùng quai bị sưng to hơn và gây đau, Tránh vận động mạnh
  • Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu., Không được tự ý dùng thuốc, phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Như vậy với bài viết trên đây mà Nhà thuốc mỹ kim đã chia sẻ.. Bây giờ các bạn đã có thêm kiến thức phòng tránh cũng như hiểu rõ bệnh quai bị là như thế nào rồi..

Nếu thấy video hay và bổ ích đừng quên bấm LIKE SHARE ĐĂNG KÝ để ủng hộ kênh nhé !

Xin chào và hẹn gặp lại trong nhiều video sau !

Previous articleCách sơ cứu khi bị rắn cắn- Phân biệt rắn độc cắn
Next articleHIV lây qua những đường nào? Cách xử lý khi bị nhiễm HIV