Bệnh gan không nên ăn gì và kiêng gì- 10 Thực phẫm gây hại cho gan hàng đầu

0
1064
bệnh gan
bệnh gan

Những món ăn cực hại cho gan, khoảng 80% người Việt thường xuyên dùng mà không biết tác hại

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, hơn 13.000 người bị xơ gan

Gần 6.000 người bị ung thư tế bào gan và hơn 6.400 người tử vong do bệnh gan và các biến chứng của bệnh gan gây nên.

Lá gan của chúng ta thực hiện hơn 300 nhiệm vụ khác nhau nhưng trong đó việc đào thải độc tố, tạo máu và tiết mật để tiêu hóa thức ăn là những chức năng quan trọng nhất.

Viêm gan liệu có phải chỉ do virus?

Chuyên gia nói không hoàn toàn, một nguyên nhân khiến nhiều người mắc viêm gan, đó là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, gan là cơ quan dễ bị tổn thương nhất khi bị các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, vì vậy chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với gan.  

Dưới đây là các loại thực phẫm gây hại cho gan nhiều nhất khi vào cơ thể mà Nhà Thuốc Mỹ Kim đa tổng hợp lại để chia sẽ cho quý vị !!!

1.Măng 

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong 1kg măng củ có khoảng 230mg cyanide, tỷ lệ rất cao. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN). Đây là chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

2. Gừng, tỏi 

Tuy gừng tỏi cực tốt cho cơ thể, nhất là vào mùa đông, mùa lạnh, dùng để chế biển, dậy mùi các món ăn.

Nhưng gừng, tỏi chứa nhiều volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole gây biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. 

Tỏi sẽ làm ảnh hưởng, giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố gây hại cho gan, từ đó dẫn tới hiện tượng thiếu máu, bất lợi cho người mắc bệnh viêm gan. 

Người mắc bệnh gan cũng không được ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.

3. Thức ăn nhanh 

Thức ăn nhanh được nhắc đến như nhóm thực phẩm không tốt cho gan. Lý do là nếu tiêu thụ quá nhiều, hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo có thể tạo ra phản ứng độc hại.

Gan là bộ phận “lọc”, xử lý, tất nhiên sẽ thêm gánh nặng, và tăng áp lực lên gan dẫn đến tình trạng suy gan, và các cơ quan khác như tim, mật, thận…

Thực phẩm chứa cholestorol cao, chất béo chuyển hoá, món ăn nhiều muối (thịt xông khói, xúc xích, mắm..) cũng được các bác sĩ lưu ý.

Nội tạng động vật (tim, gan, lòng…), thịt đỏ, tôm, thực phẩm chiên rán… cần phải cẩn trọng khi sử dụng vì không tốt cho gan và những người mắc bệnh gan. 

Trong đó, nội tạng động vật làm giảm thiểu hoặc ức chế sự bài tiết mật khiến gan không thể thanh lọc được các chất béo, làm tăng gánh nặng cho gan trong quá trình chuyển hóa các chất này. 

4. Uống nhiều rượu bia, đồ uống có gas 

Những thực phẫm chứa nhiều gas, hay có nồng độ cồn cao đều không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt cho gan.

Lý do là gan là nhà máy lọc, xử lý khi cồn trực tiếp hấp thu vào cơ thể. Uống rượu bia quá đà là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tiến triển thành ung thư gan…

5. Đồ nướng, rán
Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng già để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao).

Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,…

Thường là nướng đồ mỡ, giàu chất đạm, khi chuyển hóa đều cần nước, bởi cơ thể 55-70% là nước.

Nếu không uống đủ nước sẽ gây mệt mỏi cho cơ quan chuyển hóa, làm cho quá trình chuyển hóa không bình thường, khiến cho gốc tự do tấn công tế bào,

có thể gây nổi mụn, ngứa, hen, ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp xảy ra trong quá trình chuyển hóa không bình thường, gốc tự do.

6. Lạm dụng thuốc giảm đau
Bạn đang bị đau lưng, đau đầu hoặc đang bị cảm lạnh phải dùng thuốc, hãy đảm bảo rằng bạn uống đúng thuốc và đúng liều lượng!

Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà bạn phải uống cả thuốc cảm và thuốc trị đau đầu, và cả hai đều chứa acetaminophen, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến gan.

Hãy luôn kiểm tra liều lượng thuốc sử dụng trong ngày phù hợp với tình trạng bệnh điều này sẽ giúp tự bảo vệ sức khỏe của mình.
đỏ
7. Thịt đỏ
Với hàm lượng protein phong phú, thịt đỏ là loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn mỗi ngày của con người.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cắt giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn sẽ giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh hơn.
Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó có thể phá vỡ các protein trong thịt một cách dễ dàng. Còn nếu gan của bạn yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein.

Khi gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa protein, lượng protein dư thừa sẽ trở nên độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến não, gây chóng mặt, mệt mỏi.

8. Trái cây sấy khô
Trái cây khô thường có hàm lượng đường rất cao, gây hại cho gan. Đặc biệt, trái cây sấy khô có hàm lượng đường fructoza cao,

là một loại đường không phân hủy trong cơ thể theo cách như các loại đường khác, kết quả phân hủy này có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm gan và gan nhiễm mỡ.

9. Rau quả đóng hộp

Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và tất nhiên sẽ không tốt cho gan của bạn.

Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp.

Qua video trên hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn hiểu rỏ hơn về các thực phẫm tưởng chừng như vô hại nhưng nguy hiểm này nhé !

Đừng quên bấm like share và đăng ký để ủng hộ kênh nhé ! Để kênh mang nhiều video hay hơn bổ ích hơn tới các bạn !

Previous articleBệnh bạch hầu – Cách phòng ngừa và phân biệt bạch hầu
Next articleBệnh HIV là gì – Các biểu hiện triệu chứng của bệnh HIV – Cách phòng và điều trị bệnh hiv