Các Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay- Nguyên nhân cách điều trị- Bài thuốc chữa bệnh mề đay
Bệnh mề đay là gì ? Nguyên nhân? Cách điều trị và các bào thuốc chữa bệnh tại nhà hiệu quả !
Bệnh nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) một trong những bệnh dị ứng da thường gặp.
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng khiến người bệnh khó chịu đến “phát điên” bởi những cơn “ngứa ngáy điên cuồng”,
làn da nổi mẩn mất thẩm mỹ và thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Để không phải sống chung với bệnh nhiều tháng, thậm chí nhiều năm người bệnh cần biết cách phòng ngừa và điều trị sớm.
Hôm nay Nhà Thuốc Mỹ Kim sẽ chia sẽ đến cho các bạn các bài thuốc củng như cách nhận biết và phân biệt được bệnh mày đay như thế nào.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo hết video dưới đay nhé !
Mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da hay niêm mạc do các tác nhân từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây hiện tượng phù tại chỗ, da bị phồng lên, kèm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau và thường tồn tại trên da từ 30 phút đến 36 giờ.
Bệnh nổi mề đyay thường có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: Kéo dài không quá 6 tuần, thường bùng phát đột ngột và tự biến mất.
- Giai đoạn mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần, ngắt quãng theo từng đợt và có nhiều triệu chứng nặng nề.
Ai cũng có thể mắc bệnh nổi mề đay, trong đó đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh.
Bệnh không lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể tái phát nhiều lần và gây biến chứng trầm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mày đay
Bệnh nổi mề đay ở mỗi giai đoạn và tùy cơ địa của mỗi người mà triệu chứng có thể khác nhau nhưng nhìn chung, bệnh có những triệu chứng điển hình sau:
Nổi mẩn đỏ, sần, phù, phát ban: có thể xuất hiện rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Những nốt mẩn đỏ thường không đều màu, tạo thành từng mảng với những kích thước khác nhau.
Ngứa: ở vùng da nổi mẩn thường kèm theo những cơn ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu, nhất là về chiều tối và đêm.
Tình trạng ngứa càng gia tăng nếu tiếp tục gãi thường xuyên, da sẽ dễ bong tróc, chảy máu, thậm chí để lại sẹo.
Một số triệu chứng nổi mề đay khác: có thể xuất hiện gồm khó thở, nổi mụn nước, nhiễm trùng… Thông thường, đây là những triệu chứng báo hiệu bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mề đay
- Do dị ứng:
- Thuốc: một số người mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm… hoặc có thể là một phản ứng sau tiêm chủng vắc xin.
- Hóa mỹ phẩm: những loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất… cũng làm tăng nguy cơ mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đay cho nhiều người.
- Thực phẩm: các loại hải sản có vỏ (như tôm, cua, ghẹ…), trứng, sữa, đậu phộng… cũng có thể khiến một số người bị dị ứng
- Các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… cũng có thể là tác nhân gây dị ứng mà nhiều người không nghĩ tới.
2.Do thời tiết:
Thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến nhiệt độ và độ ẩm tăng/ giảm bất thường, gây tăng các kháng thể quá mẫn trong cơ thể.
Nhiệt độ quá cao có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, bí bách và tích tụ trong lỗ chân lông.
Khi thời tiết lạnh và khô hanh, nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp có thể khiến da khô ráp, bong tróc và suy giảm hàng rào bảo vệ.
Chính những điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy và nổi mề đay.
3.Do côn trùng cắn:
thông thường, khi bị các loại côn trùng (ong, nhện, rết) cắn/đốt, mọi người sẽ có cảm giác châm chích hoặc đau, sưng tấy, kèm ngứa ngáy trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc có thể gây ra sốc phản vệ, dị ứng nặng với những triệu chứng như phù nề, ngứa phát ban, khó thở, đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
4.Do di truyền:
nếu trong gia đình có bố mẹ bị mề đay thì con cái khi sinh ra có nguy cơ mắc phải cao gấp đôi người bình thường.
5. Chức năng Gan suy yếu:
Gan là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại bằng cách chuyển hóa,
làm giảm độc tính và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Một khi gan gặp vấn đề, suy yếu, mắc các bệnh lý,…
chức năng khử độc và giải độc của gan sẽ kém đi, gan không thể lọc và đào thải hết độc tố, dẫn đến tích tụ các chất độc.
Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ gây nên các triệu chứng của chứng tích nhiệt như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
Các bài thuốc chữa mề đay tại nhà bạn tham khảo
1. Dùng muối trị mề đay mẩn ngứa đơn giản
Mề đay thường có đặc tính bùng phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng. Do đó nếu không có sẵn các loại thảo dược kể trên, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng các mẹo chữa từ muối.
Muối có đặc tính sát trùng và làm dịu da, nhờ vậy có khả năng cải thiện ngứa ngáy và giảm số lượng sẩn do mề đay gây ra.
Đặc biệt, cách chữa mề đay bằng muối có thể áp dụng cho cả mề đay do lạnh, nóng và do các nguyên nhân thường gặp khác.
2. Tắm lá chè xanh giảm mề đay ngay tại nhà
Chè xanh là cây thuốc nam quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Thảo dược này thường được dùng để nấu nước uống hằng ngày để thanh nhiệt, giải độc và kích thích hoạt động tiêu hóa.
Ngoài ra với công năng tiêu viêm và giải độc, chè xanh còn được sử dụng để chữa mề đay và một số bệnh da liễu thường gặp.
Các thành phần này có tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy và đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô da. Đồng thời, khoáng chất trong lá chè còn giúp tăng hàng rào bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại vào bên trong cấu trúc da.
3.Trị nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà bằng lá khế
Lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng tiêu viêm, chống dị ứng và giải độc. Nhân dân tận dụng dược tính của thảo dược này để đẩy lùi tình trạng da nổi sẩn cục và ngứa ngáy do mề đay gây ra.
Dù chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân và chưa được nghiên cứu nhiều nhưng cách chữa từ lá khế vẫn được áp dụng phổ biến.
Thực tế cho thấy, tắm nước lá khế có thể giảm mức độ ngứa và nóng rát da đáng kể.
Hơn nữa, thảo dược này có độ an toàn, lành tính, thích hợp với những đối tượng không thể sử dụng thuốc như phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và trẻ nhỏ.
4. Trị nổi mề đay, mẩn ngứa bằng gừng
Trị nổi mề đay bằng gừng là mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và đánh giá cao.
Gừng (sinh khương) có tác dụng tán hàn, khu phong và chống ngứa nên có thể giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn do mày đay gây ra.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã ghi nhận gừng chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm và giảm ngứa tự nhiên.
Đồng thời tinh dầu từ củ gừng còn hỗ trợ ức chế nấm và hại khuẩn, qua đó ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ các mô da hư tổn.
Hy vọng qua video trên sẽ giúp các bạn hiểu rỏ hơn về căn bệnh khó chìu này, nếu thấy hay và bổ ích
Đừng quên bấm LIKE SHARE ĐĂNG KÝ kênh để ủng hộ kênh phát triển và chia sẽ đến nhiều hơn cho các bạn nhé !
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.