Cao huyết áp thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới bé hay không? Triệu chứng Cao huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp thai kỳ là biến chứng nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho người mẹ. Vậy cao huyết áp thai kỳ là gì? Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim xem qua Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Cao huyết áp thai kỳ là gì ?
- Bệnh cao huyết áp thai kỳ có khả năng phát triển thành tiền sản giật. Những cô gái trẻ tuổi lần đầu mang thai có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sức khỏe này. Nó càng phổ biến hơn ở những phụ nữ có song thai, phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ bị cao huyết áp mãn tính hoặc bị tăng huyết áp ở lần mang thai trước và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
- Bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ khi chỉ số đo huyết áp cao hơn 140/90mmHg sau 20 tuần đầu của thai kỳ và không có protein niệu ở thận.
- Tiền sản giật cũng được chẩn đoán khi phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có lượng protein niệu tăng đáng kể.
- Sản giật là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng co giật ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng từ tiền sản giật. Bệnh lý này xảy ra với tỷ lệ 1/1.600 và thường phát triển gần cuối thai kỳ.
- Hội chứng HELLP là một biến chứng của tiền sản giật nặng hoặc sản giật. Hội chứng HELLP là một loạt các thay đổi về thể chất người bệnh bao gồm các tế bào hồng cầu bị phá vỡ, quá trình hoạt động của gan có vấn đề và hàm lượng tiểu cầu – các tế bào đóng vai trò thiết yếu trong việc đông máu, tránh xảy ra tình trạng xuất huyết – giảm đáng kể.
Nguyên nhân gây ra cao huyết áp thai kỳ ?
Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ. Một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:
- Cao huyết áp mãn tính
- Bệnh thận
- Bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp trong lần mang thai trước
- Phụ nữ mang thai lớn hơn 40 tuổi hoặc trẻ hơn 20 tuổi
- Bào thai sinh đôi hoặc sinh ba
- Chủng tộc người Mỹ gốc Phi
Các triệu chứng của cao huyết áp thai kỳ
Tùy theo cơ địa mỗi người, triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ có thể khác nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp mẹ bầu mắc bệnh này hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào.
– Một số triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp thai kỳ có thể là:
- Cao huyết áp
- Không có hoặc có protein niệu trong nước tiểu (dùng để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
- Chứng phù thũng
- Tăng cân đột ngột
- Thị giác yếu đi: tầm nhìn thường xuyên bị nhòe hoặc nhìn đôi
- Buồn nôn
- Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh khu vực dạ dày
- Đi tiểu ít
- Chức năng gan hoặc thận có vấn đề
Cao huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?
Đối với mẹ:
Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến các tai biến cho sản phụ như nhau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng.
Với thai nhi:
- Nếu cơ thể mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tình trạng máu nuôi kém, thai nhi có thể bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng;
- Nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, chết lưu hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ vì các bệnh lý huyết áp của thai kỳ đa số đều giảm rõ rệt sau khi thai được sinh ra.
- Tăng huyết áp khi mang thai cũng lấy ngưỡng là 140/90mmHg (ngưỡng cần điều trị).
Những ảnh hưởng do cao huyết áp đối với thai phụ
- Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào thời gian mang thai khi bị cao huyết áp và mức độ tăng huyết áp của thai phụ.
- Tình trạng cao huyết áp càng nặng và càng xuất hiện sớm trong thai kỳ thì nguy cơ gặp phải các vấn đề cho mẹ và bé càng lớn.
- Có khoảng một phần tư phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ tiếp tục tiến triển nhanh thành tiền sản giật trong quá trình mang thai, chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh.
- Nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi nếu thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ trước tuần thứ 30.
- Ngoài ra, thai phụ bị cao huyết áp còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như em bé chậm phát triển, đứt nhau thai và thai chết lưu…
- Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột qụy cao sau này.
Phòng ngừa cao huyết áp thai kỳ
- Thai phụ cần được khám và đo huyết áp thường xuyên để phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ
- Để phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ, bên cạnh việc khám thai đều đặn theo lịch, đo huyết áp thường xuyên, thai phụ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:
- Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày
- Tăng lượng protein nạp vào, giảm những thực phẩm chiên, xào, đồ ăn vặt.
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Tập thể dục đều đặn
- Tránh uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích như caffeine
- Có thể sử dụng thêm thuốc bổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Lời khuyên dành cho thai phụ bị cao huyết áp
- Phụ nữ mang thai rất cần phải khám thai định kỳ và đo huyết áp với mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị cao huyết áp trước khi mang thai (cao huyết áp mãn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.
- Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai.
- Huyết áp cao khi mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai.
- Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.
- Ngoài ra, thai phụ cần tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày, hạn chế dùng muối và các món ăn mặn, rèn thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
- Việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bà bầu bị tăng huyết áp. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…
- Một số thực phẩm tốt cho bà bầu có thể kể tới như : cà rốt, rau cần, sinh tố táo, lê, nho. ..
Đừng bao giờ lơ là với sức khỏe của bạn khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn !
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.