Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

0
1035
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Việc em bé chào đời sẽ làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Mỗi ngày của bạn sẽ qua đi trong vô vàn việc xoay quanh chuyện chăm sóc bé.

Bé một tháng tuổi vẫn cần được bú thường xuyên và rất khó dự đoán giấc ngủ của bé. Bé hầu như ngủ liên tục trừ những lúc thức ngắn để bú và chơi đùa. Bé sẽ ngủ suốt trong khoảng vài giờ giữa các lần bú.


Bé một tháng tuổi cần được bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Đừng cố kiểm soát số lần bé bú mà hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú. Ngoài trừ trường hợp bé không khỏe hoặc chậm lớn, bé có khả năng tự điều chỉnh khi nào cần bú và bú bao nhiêu thì đủ.

Ngủ
Hãy chú ý đến những dấu hiệu bé tỏ ra buồn ngủ. Sự hưng phấn vì có một thành viên bé bỏng trong nhà sẽ dẫn đến những chăm sóc thái quá dành cho bé. Điều này có thể làm bé mệt mỏi. Thậm chí từ những ngày đầu tiên hãy chú ý đến chuyện đặt bé vào trong nôi khi bé tỏ ra mệt mỏi hơn là đợi cho đến lúc bé chìm vào giấc ngủ. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ lại ngủ ngay sau khi bú và giấc ngủ có thể rất ngắn.

Giao tiếp
Bạn có thể thấy những nụ cười đầu tiên khi bé khi được một tháng tuổi nhưng đó dường như là những phản xạ hơn là một cử chỉ đáp lời. Khi gần được 6 tuần tuổi bé của bạn bắt đầu thật sự cười với bạn. Nhiều trẻ phát triển hành vi thể hiện sự đau bụng và cảm nhận được phổi của chúng khi được một tháng tuổi. Điều này có thể làm các bậc phụ huynh ngạc nhiên khi vẫn nghĩ rằng em bé của họ vẫn còn thụ động và chưa thể thể hiện cảm xúc.

Tiếng khóc của bé đem lại nhiều mệt mỏi và cả lo lắng cho cả bố mẹ và bé. Có thể một cách nào đó hiệu nghiệm ở thời điểm này nhưng lại không thích hợp trong những lúc khác. Vì vậy bạn cần sáng tạo ra những cách dỗ dành mới và thử tất cả chúng. Nên nhớ không có gì là đúng hay sai miễn là có thể làm dịu cơn khóc của bé. Bé sẽ nín khóc khi cảm nhận được sự dịu dàng và tận tụy của bạn. Nhưng cũng không thế nói trước được là mất bao lâu để bé có thể cảm nhận được nó.

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Các cột mốc phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Bé của bạn bắt đầu quan sát sự vật bằng mắt và dõi theo khi chúng di chuyển. Bé chủ yếu sẽ tìm kiếm khuôn mặt bạn và thiết lập giao tiếp bằng mắt với bạn trong vòng vài phút. Bé được cho là có thể tìm kiếm khuôn mặt bố mẹ, lắng nghe giọng nói của họ và xoay về hướng phát ra tiếng người. Những kinh nghiệm giao tiếp đầu tiên với bạn và những người khác sẽ giúp não bé phát triển cũng như nhận biết về thế giới xung quanh. Mặc dù bé cực kì dễ tổn thương và hoàn toàn phụ thuộc vào bạn để thỏa mãn những nhu cầu nhưng bé sẽ tự mình tìm kiếm những tác nhân kích thích khác.

Phát triển thể chất
Khi được một tháng tuổi, bé sẽ cân nặng hơn lúc mới sinh nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh hai tuần. Trong giai đoạn này trẻ tăng trung bình 150-200 gram/tuần. Nếu bé của bạn không tăng cân và không có dấu hiệu phát triển thể chất bạn nên đưa bé đến bác sĩ.

Mỡ sẽ tích tụ nhiều nhất ở đùi, bụng và trên khuôn mặt bé. Sẽ có những ngấn mỡ ở cổ và phần trên cánh tay. Bạn đừng lo ngại rằng bé của bạn tăng cân quá nhanh. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường tăng cân nhanh trong những tháng đầu tiên sau đó tăng ít dần hoặc thậm chí không tăng. Trong khi đó các bé được nuôi bằng sữa công thức có khuynh hướng tăng cân ổn định và đều hơn.

Giữ cho bé khỏe mạnh về thể chất

Được một tháng tuổi cũng là lúc bé phải được tiêm ngừa vì vậy hãy tìm hiểu thông tin và địa điểm cho việc này. Hầu hết chính quyền cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí và thông báo rộng rãi các chương trình tiêm chủng trên các phượng tiện truyền thông. Ngoài ra bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ gia đình để nhờ tư vấn.

Giảm tối thiểu việc bé của bạn tiếp xúc với người mang bệnh. Luôn ý thức hạn chế mọi khả năng bé tiếp xúc với nguồi lây nhiễm mặc dù bạn không thể hoàn toàn cách li bé với thế giới bên ngoài.

Rửa tay là cách để kiểm soát sự lây nhiễm cũng như giảm thiểu sự truyền nhiễm. Rửa và lau khô tay sau khi thay tã và trước khi cho bé ăn. Sử dụng kem dưỡng da nếu cảm thấy tay bị khô.

Giữ cho bé an toàn

Hãy tập thói quen đóng cửa cũi trước khi bạn đi làm chuyện khác vì đây là một thói quen tốt nên được tập dần mặc dù phải vài tháng nữa bé mới có thể lăn được. Tương tự vậy hãy luôn giữ bé khi bé nằm trên bàn, trên ghế hay trên bất mặt phẳng nào khác. Với những bé hiếu động có thể luồn lách hay vặn vẹo bạn cần phải chú ý đặc biệt.

Luôn luôn cột dây an toàn khi bé nằm trong xe đẩy hoặc xích đu mặc dù có thể trông dây an toàn là hơi to so với bé. Dây an toàn được thiết kế để giữ em bé của bạn an toàn. Nếu xe đẩy của bạn được thiết kế có một vòng đeo cổ tay, hãy luôn đeo nó.

Hãy làm quen với các dụng cụ hay đồ đạc được thiết kế cho bé. Dành thời gian đọc hướng dẫn sử dụng và lắp ráp. Đừng bao giờ một tay giữ em bé đang khóc, tay kia thì loay hoay với một chiếc xe nôi bằng hơi trong khi mắt lại đọc hướng dẫn sử dụng.

Hãy tập cho bé nằm sấp mỗi ngày vì điều này sẽ giúp bé phát triển cơ cổ và cơ lưng. Bé có thể không thể chịu được lâu ở tư thế này vì vậy mỗi ngày nên tập một ít.

Hãy chơi nhạc và tập cho bé làm quen với âm thanh. Bạn không cần thiết phải đi nhón chân quanh nhà khi bé ngủ vì điều này có thể làm cho bé trở nên nhạy cảm với tiếng ồn. Bé cần phải học cách thích nghi với những tiếng ồn trong nhà vì đó là một phần của cuộc sống.

Về người mẹ

Cảm xúc của người mẹ khi trẻ được 1 tháng tuổi

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy đuối và muốn khóc. Năng lượng mà bạn dự trữ trong quá trình mang thai bắt đầu cạn và đây là thời điểm bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Lời khuyên thông thường là hãy cố gắng ngủ cùng với bé. Đừng cố tranh thủ lúc bé ngủ để làm chuyện khác vì nó sẽ làm bạn kiệt sức.

Tự chăm sóc bản thân

Đừng bỏ lơ việc chăm sóc bản thân. Tắm rửa, thay quần áo sạch, đánh răng, làm tóc sẽ làm tinh thần bạn phấn chấn hơn. Nhiều bà mẹ thỉnh thoảng mặc kệ bé khóc để làm nốt phần việc còn dang dở bởi vì họ biết rằng mặc dù khóc nhưng bé vẫn an toàn trong nôi. Dành thời gian nghỉ ngơi và làm điều gì đó cho chính bản thân sẽ làm thay đổi đáng kể nhận thức của bạn và đem lại cho bạn nguồn năng lượng mới để chăm sóc bé.

Bạn cần ngủ
Hãy tập ngủ vào ban ngày ngay cả khi bạn không quen, mặc dù giấc ngủ chẳng phải là tất cả và cũng chẳng thể giải quyết mọi vấn đề. Nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể, đọc tạp chí hay đơn giản là không làm gì cả để bảo toàn năng lượng. Tất cả những cặp bố mẹ nuôi con nhỏ đều bị gián đoạn giấc ngủ về đêm. Trẻ sơ sinh không biết và cũng không thể đáp ứng nhu cầu ngủ ban đêm của bố mẹ vì bé vẫn chưa có đồng hồ sinh học ổn định…

Các mối quan hệ của bạn
Đây là quãng thời gian bận rộn vì vậy chỉ nên dành một ít thời gian để duy trì các mối quan hệ. Cố gắng sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và cũng đừng cảm thấy có lỗi nếu bạn có quá ít thời gian dành cho đối tác cũng như bạn bè. Hầu hết những người hiểu biết đều biết rằng bạn bận bịu với em bé như thế nào.

Previous articleCao huyết áp thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới bé hay không? Triệu chứng Cao huyết áp thai kỳ
Next articleSự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi