Cao huyết áp là gì – Nguyên nhân dấu hiệu cao huyết áp – Cách điều trị và phòng bệnh cao huyết áp

0
934
Cao huyết áp là gì- Nguyên nhân dấu hiệu cao huyết áp- Cách điều trị và phòng bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là gì- Nguyên nhân dấu hiệu cao huyết áp- Cách điều trị và phòng bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu.

Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng và có rất nhiều nguy cơ gây biến cố nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh.

Nhưng vì đôi lúc công việc bộn bề mà cúng ta lơ là chủ quan, không quan tâm đến nó hoặc còn mập mờ về các dấu hiệu biểu hiện củ bệnh, để cho nó ngày càng tiến triển xấu đi

Như vậy cao huyết áp là gì, nguyên nhân do đâu, bao nhiêu là cao mà bao nhiêu là thấp, củng như cách điều trị như thế nào. Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim tìm hiểu qua video dưới đây nhé !

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh.

1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
  • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường.

Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

3. Triệu chứng cao huyết áp

Đa phần các triệu chứng của Cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào,

mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh cao huyết áp là “ căn bệnh giết người thầm lặng “,

những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng.

Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

4. Nguyên nhân gây bệnh Cao huyết áp

Yếu tố bệnh lý

  • Các bệnh lý về thận như: viêm cầu thận, viêm cầu thận mạn tính, sỏi thận, niệu quản, hẹp động mạch thận,…
  • Các bệnh về nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên, bệnh của tuyến thượng thận như u tủy thượng thận, u vỏ thượng thận,…
  • Các bệnh lý mạch máu và tim: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ…
  • Thừa cân, béo phì: người béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp hơn những người bình thường.
  • Tăng huyết áp do yếu tố tâm thần: stress tâm lý, lo lắng, sợ sệt quá mức,…

Yếu tố đặc điểm cá nhân

  • Chủng tộc: một số chủng tộc có nguy cơ tăng huyết áp hơn như người Mỹ gốc Phi
  • Di truyền: tăng huyết áp có xu hướng di truyền, nếu bố mẹ hoặc người thân trong nhà bị bệnh cao huyết áp, thì nguy cơ bị bệnh này ở con sẽ cao.
  • Tuổi: xu hướng chung là tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường gặp ở người > 35 tuổi, phụ nữ thường bị tăng huyết áp sau mãn kinh.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng là một nguyên nhân

  • Ăn nhiều muối: thói quen ăn mặn được xem là yếu tố nguy cơ làm huyết áp tăng cao.
  • Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa mạch.
  • Thiếu vận động: lười vận động dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

5. Cách phòng bệnh huyết áp

– Duy trì cân nặng lý tưởng

Cố gắng giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9. Nếu béo phì cần tích cực giảm cân, đạt được cân nặng lý tưởng.

– Chế độ ăn uống hợp lý 

Người bệnh cao huyết áp khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, rau xanh, quả chín.

Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu…

Đặc biệt, không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, nước chấm mặn…Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…

– Thay đổi lối sống 

Có lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát mức huyết áp tốt hơn. Theo đó, người bệnh cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh và bị lạnh đột ngột. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, tập các bài tập vận động vừa phải 30 – 60 phút mỗi ngày. 

Nhận biết được một số triệu chứng tăng huyết áp điển hình nhất giúp bạn chẩn đoán sớm, thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn tiến nghiêm trọng, gây ra hậu quả đáng tiếc.

Vì vậy, dù khỏe mạnh bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ, nhất là những gia đình có tiền sử bệnh.

Người bệnh cần theo dõi lâu dài, thường xuyên đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nếu thấy video hay và bổ ích đừng quên bấm like và đăng ký kênh để ủng hộ kênh cho kênh có động lực tạo ra nhiều video hay hơn nhé !

Previous articleDấu hiệu nhận biết HIV – Cách xử lý khi bị HIV
Next article15 Thực phẫm giúp tăng cân nhanh nhất đơn giản tại nhà- Cách tăng cân nhanh cho người gầy