Cao huyết áp nên và không nên ăn gì ? Lời khuyên cho bệnh nhân cao huyết áp

0
756
Cao huyết áp thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới bé hay không? Triệu chứng Cao huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới bé hay không? Triệu chứng Cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay trên thế giới. Trong đó, số bệnh nhân bị tăng huyết áp do chế độ ăn uống không lành mạnh khoa học chiếm hết 30 %. Khi đã bị cao huyết áp cần có một chế độ dinh dưỡng, trong đó có kiêng hoặc hạn chế một vài loại thức ăn.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để tổng hợp lại chế độ ăn uống và chọn lọc sản phẫm tốt nhất phù hợp nhất với bạn nhé !

Cao huyết áp nên ăn gì ?

  • Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ người mắc cao huyết áp chiếm 30% dân số thế giới. Việc phát hiện và kiểm soát loại bệnh này còn rất hạn chế nên người ta gọi nó là “kẻ giết người thầm lặng”.
  • Nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống.
  • Bác sĩ Nguyệt khuyên bệnh nhân đã được thầy thuốc chẩn đoán xác định bị cao huyết áp nên tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên và giữ nhịp độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp.
  • Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

– Chất đạm: Từ 0,8 đến 1 g protein cho một kg cân nặng.

– Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.

– Chất bột đường từ 300 đến 320 g.

– Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6 g.

– Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).

– Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol từ các loại thực phẩm.

– Không nên ăn thực phẩm chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội, da gia súc và gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên.

– Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…

– Thiết kế thực đơn với cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.

1 Số loại thực phẫm dành cho người cao huyết áp

Chocolate đen

  • Trong chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây

Sữa tách béo và sữa chua

Đây là hai thực phẩm giàu canxi và ít chất béo, rất cần trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Riêng với phụ nữ, ăn ít nhất năm phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Các loại chuối

Là loại trái cây nổi tiếng giàu kali, chuối là lựa chọn an toàn để đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài. Bạn có thể kết hợp yến mạch và chuối cho bữa sáng để bổ sung kali cho cơ thể.

Cá béo

Cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng tốt với bệnh cao huyết áp.

Củ dền

Thành phần chính có trong củ dền chính là oxit nitric giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp. Các chuyên gia cũng nhận thấy chất nitrat trong nước ép củ dền làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ.

Các loại rau xanh lá

Thường xuyên ăn các loại rau xanh lá như rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải búp… sẽ bổ sung lượng kali phong phú cho cơ thể, giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.

Việt quất

Việt quất rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.

Cao huyết áp không nên ăn gì và kiêng những gì ?

Không nên ăn mặn, ăn các thức ăn có chứa hàm lượng muối cao
  • Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, một người chỉ nên ăn ít hơn 5g muối/ ngày. Natri có trong muối ăn làm tiết ra nhiều dịch tế bào, làm tim đập nhanh và tăng huyết áp.
  • Ngoài ra, người bị tăng huyết áp không nên ăn các món muối chua như dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi,… Đây cũng là các món ăn không tốt cho người cao huyết áp vì các món muối chua chứa hàm lượng natri cao.
Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng
  • Thức ăn nhiều năng lượng là chocolate, đường glucose, đường mía, và các món ăn chứa nhiều đường khác. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn người bình thường.
Không nên ăn nhiều mỡ động vật
  • Người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật. Tuy mỡ động vật rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nhưng ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe.
  • Mỡ động vật và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ khác chứa nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
Không nên ăn nội tạng động vật (thận, óc, tim, gan, lòng)
  • Nội tạng động vật có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi nội tạng động vật được tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch, tăng huyết áp.
  • Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…
Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn
  • Các loại thịt được chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,… là các thực phẩm chứa rất nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, các chất bảo quản hóa học và chứa hàm lượng muối cao.
  • Đây cũng là nhóm thực phẩm gây nên các bệnh tăng huyết áp, béo phì. Vì vậy, người bị tăng huyết áp không nên ăn những loại thực phẩm này.
Mì ăn liền
  • Đây là món ăn yêu thích của rất nhiều người, nhất là với những người sống độc thân. Mì ăn liền có mùi vị thơm ngon, chế biến nhanh chóng và tiện lợi.
  • Thế nhưng, đây là một trong những thực phẩm góp phần làm tăng huyết áp vì trong mì ăn liền chứa nhiều natri. Những người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mì ăn liền.
Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê
  • Người bị tăng huyết áp không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Trong thuốc lá có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch và gây tăng huyết áp. Hút một điếu thuốc lá cũng có thể làm tăng huyết áp.
  • Uống nhiều rượu, bia quá cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Những người thường xuyên phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì không nên sử dụng rượu, bia. Rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp, làm cho bệnh nặng hơn.

Hy vọng với bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn được 1 số kiến thức cơ bản, để phòng củng như tránh căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó hiểu rỏ hơn về căn bệnh cao huyết áp.

VIDEO THAM KHẢO CHẾ ĐỘ CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Previous articleCao huyết áp là gì ? Nguyên nhân dấu hiệu bệnh cao huyết áp
Next articleTriệu chứng bệnh cao huyết áp – Đối tượng nào dễ mắc bệnh cao huyết áp