Sốt xuất huyết – Dấu hiệu và triệu chứng bệnh – Điều trị tại nhà và những điều cần phải biết
SỐT XUẤT HUYẾT – CÓ THỂ TỬ VONG NẾU KHÔNG BIẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC
Sốt xuất huyết là gi- nguyên nhân-dấu hiệu- cách điều trị- nên và không nên ăn những gì ?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm, nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dù là trẻ nhỏ hay là người lớn thì dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự giống nhau.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không
Sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh sốt xuất huyết, các bạn nên thẻo dõi để điều trị kịp thời.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.
Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm.
Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Với phụ nữ, khi bị sốt xuất huyết mà tới kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể kéo dài hơn. Kinh nguyệt cũng có thể tới sớm hơn bình thường khi nhiễm bệnh.
Với trẻ em, bên cạnh những nốt xuất huyết trên cơ thể thì thường kèm theo bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu…
Nhiều người bị nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói…
Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất khi nhiễm sốt xuất huyết thể nặng là tình trạng sốc. Tình trạng sốc của cơ thể thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh.
Tình trạng sốc có thể thường xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao đột ngột chuyển sang hết sốt, nhưng lại mệt mỏi li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu.
Khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không tới bệnh viện kịp thời.
Lưu ý: Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp
CÁCH XỮ LÝ KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Trong thực tế, SXHD nhẹ chiếm tỷ lệ lớn trong vùng có dịch. Người bệnh SXHD nhẹ có thể điều trị tại nhà, các bậc cha mẹ, người thân cần những chú ý sau đây:
Chỉ hạ sốt khi sốt > 39 độ C, bởi vì sốt là vũ khí của cơ thể chống lại sự nhân lên của virut Dengue. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol với liều như sau:
+ Trẻ dưới 1 tuổi: 60mg/1 lần uống.
+ Trẻ 1 đến 3 tuổi: 60mg – 120mg /1 lần uống.
+ Trẻ 6 đến 12 tuổi: 120mg /1 lần uống.
+ Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 10mg/kg/1 lần uống.
Mỗi ngày uống không quá 4 lần. Không được dùng các thuốc hạ nhiệt nhóm aspirin, aspegic… vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Bù nước bằng đường uống: Oresol là dung dịch có thành phần nước và điện giải thích hợp với SXHD.
Điều quan trọng là phải theo dõi người bệnh, phát hiện các dấu hiệu nặng để kịp thời đưa đến bệnh viện như: sốt quá cao, không uống được do nôn và tiêu chảy, chân tay lạnh, vật vã, kích thích, lơ mơ, đái ít, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đau bụng…
KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GI ĐỂ MAU PHỤC HỒI
Việc ăn uống đúng cách rất quan trọng trong việc điều trị bệnh sốt xuất huyết. Cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, các bệnh nhân cần chú ý đồ nên ăn, đồ kiêng ăn để nhanh khỏi bệnh.
1.Tích cực bù nước
Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Do vậy, trong chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết quan trọng nhất là bù nước, điện giải như uống oresol.
2.Ăn thức ăn dạng lỏng
Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt.
Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết.
3.Cháo ngũ cốc
Các loại ngũ cốc ngon là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng. Hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc đảm bảo rằng bạn có đủ sức chống lại căn bệnh.
Cháo rất dễ nuốt và tiêu hóa. Nhớ ăn nhiều cháo khi bạn bị sốt xuất huyết.
4.Súp
Súp là một trong những thức ăn tốt nhất để điều trị và làm dịu các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Súp ít gia vị và vì thế rất tốt cho sự tiêu hóa.
- Quả cam
Cam có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ cao giúp điều trị chứng khó tiêu. Đây là trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
- Đu đủ
Đu đủ được coi là một loại thuốc. Các nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ độc hại đối với muỗi Aedes – muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.
Các nghiên cứu khác kết luận rằng đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Cách dùng: Nghiền nát vài lá đu đủ, nấu nước uống mỗi ngày hai lần để chống sốt xuất huyết.
7.Nước dừa
Sốt thường gây mất nước. Nước dừa là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì là nguồn nước tự nhiên, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa có thể bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.
8.Nước ép rau
Bạn có thể điều trị các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết bằng cách uống nước ép rau tươi. Cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá khác đặc biệt tốt khi bị sốt xuất huyết.
Những loại rau này chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đau cho bệnh nhân.
KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT KHÔNG ĐƯỢC ĂN GÌ
1.Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ
Với người bệnh sốt xuất huyết, cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu.
Bởi những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh bị đầy bụng khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.
2.Không ăn đồ ăn cay nóng
Những thực phẩm cay nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, khiến người bị bệnh sốt xuất huyết thêm nặng, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
3.Không dùng nước ngọt, mật ong
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ngọt đóng chai nào. Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác.
Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi.
4.Rượu, bia, caffein, thuốc lá
Người bị sốt xuất huyết cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.
- Trứng gà
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Hy vọng video trên sẽ giúp ích được các bạn, để phòng và điều trị căn bệnh này kịp thời để không mắc phải những sai lầm khi điều trị tại nhà.
Đừng quên đăng ký và ấn chuông để được chúng tôi chăm sóc sức khỏe cho bạn mỗi ngày trên kênh nhà thuốc mỹ kim vào lúc 14h và 19h các ngày trong tuần.
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.