Bệnh trầm cảm là gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Như các bạn biết Nỗi buồn, cảm giác thất vọng, chán nản, mất hứng thú hoặc mất niềm vui với mọi thứ xung quanh là những cảm giác mà chắc hẳn ai cũng đã từng gặp ở một số thời điểm nào đó trong cuộc sống
Nhưng nếu chẳng may những triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thì có thể chúng ta đang gặp vấn đề với trầm cảm.
Vậy trầm cảm là gì? Nguyên nhân từ đâu, cách điều trị và các phương pháp nào để phòng tránh. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua video dưới đây nhé!
Bệnh trầm cảm là gì?
- Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng.
- Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.
- Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.
- Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.
Những ai thường mắc phải trầm cảm?
Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Triệu chứng bệnh trầm cảm
Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:
- Không thể tập trung;
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi;
- Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
- Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục;
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa;
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
Có thể có các dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:
- Gen:
nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
- Các chất hóa học trong não:
theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
- Stress:
người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?
Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên khoảng 15-30 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là vì nữ giới thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm:
- Độ tuổi: trầm cảm thường bắt đầu từ 15-30 tuổi.
- Sau khi sinh bé, một số người bị trầm cảm sau sinh.
- Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
- Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
- Một số tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
- Mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
- Dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ (hãy bàn với bác sĩ của bạn trước khi ngưng dùng bất kì thuốc nào).
- Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
- Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.
Biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi khẩu vị
- Mệt mỏi
- Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động
- Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
- Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
- Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Những lưu ý khi điều trị bệnh trầm cảm
- Sử dụng thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc kể cả khi có những biểu hiện trầm cảm giống với người bệnh khác. Việc kê đơn thuốc còn dựa trên nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm bệnh lý đi kèm của mỗi người.
- Các loại thuốc an thần không có hiệu quả điều trị bệnh.
- Sử dụng thuốc đúng và đủ liều. Không tự ý ngừng uống thuốc khi thấy bệnh có chiều hướng thuyên giảm. Không tự ý ngừng thuốc đột ngột.
CÁC THỰC PHẪM ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
-
Nghệ tây
Chất carotenoid trong nghệ tây rất tốt để điều trị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Nghệ tây cũng chứa nhiều vitamin B, giúp tăng mức độ serotonin trong não – loại chất làm bạn cảm thấy hạnh phúc.
- Bạn có thể uống 15 mg chiết xuất nghệ tây khô, 2 lần mỗi ngày.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một nhúm nghệ tây khô vào các món ngọt, hoặc trộn chúng vào sữa khuấy và smoothie.
-
Hạt điều
Hạt điều giàu vitamin C và là chất xúc tác tuyệt vời cho hệ thần kinh. Chất riboflavin trong hạt điều sẽ giúp cơ thể năng động và hạnh phúc hơn. Hạt điều còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác giúp chống lại chứng trầm cảm, như vitamin B6, tryptophan và magiê.
- Đun một tách sữa
- Khi sữa ấm, thêm một thìa bột hạt điều và trộn đều
- Uống mỗi đêm trước khi đi ngủ
Hoặc bạn cũng có thể ăn một hoặc hai hạt điều rang mỗi ngày để cải thiện tâm trạng. Với số lượng đó, hạt điều là một bữa ăn nhẹ lành mạnh.
-
Dầu cá
Theo các nghiên cứu, những người đang bị trầm cảm, nói chung, có lượng ít axit béo omega-3. Vì vậy, họ cần phải tăng lượng tiêu thụ axit béo omega-3 để chống lại chứng trầm cảm, và vì mục đích đó, dầu cá được khuyên dùng cho tình trạng này.
- Mỗi ngày, hãy bổ sung dầu cá để chống lại chứng trầm cảm. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các cửa hàng y tế hoặc thậm chí các cửa hàng tạp hoá. Bạn thậm chí có thể mua chúng online. Nhưng trước khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng đúng.
- Mặt khác, bạn có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá cơm. Những loại cá này giàu axit béo omega-3.
- Các nguồn dinh dưỡng bổ sung khác như đậu nành.
-
Táo
Táo có nhiều vitamin B, phosphor và kali. Những chất dinh dưỡng này giúp sửa chữa các tế bào não bị tổn thương và cải thiện chức năng của não bộ. Kết quả là, chúng giúp bạn chống lại các triệu chứng trầm cảm.
- Rửa một quả táo tươi. Cắt nhỏ và ép hoặc xay lấy nước.
- Thêm vào nước ép hai muỗng cà phê mật ong. Trộn đều.
- Thêm vào hỗn hợp một cốc sữa ấm.
- Uống 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào ban đêm để có kết quả tốt nhất.
- Bạn cũng có thể ăn một quả táo mỗi ngày để ngăn ngừa trầm cảm.
-
Mật ong
Mật ong có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn chống lại cảm xúc tiêu cực do trầm cảm. Ngoài ra, mật ong có thể thư giãn các dây thần kinh mệt mỏi của bạn. Mật ong chứa tryptophan, một axit amin giúp ngủ ngon hơn.
- Nghiền khoảng 10 quả hạnh nhân
- Thêm vào 2 muỗng cà phê mật ong. Trộn đều.
- Ăn một thìa cà phê hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
-
Măng tây
Măng tây chứa các hợp chất giúp cải thiện tinh thần và chống trầm cảm. Hàm lượng folate cao giúp tăng cường chức năng của não. Vitamin E trong măng tây còn sản sinh chất serotonin giúp ổn định tâm trạng của bạn.
- Ăn măng tây tươi bằng cách hấp hoặc nướng, 5 lần một tuần để có kết quả tốt.
- Bạn cũng có thể dùng một thìa cà phê bột rễ măng tây. Sau đó uống một ly nước. Dùng mỗi 1 lần ngày để chiến thắng trầm cảm.
Trên là tất cae các thông tin mà nhà thuôc mỹ kim mang đến cho các bạn, hy vọng mọi người hiểu và biết được căn bệnh này để ddieuf trị và khắc phục sớm.
Quan trọng hơn cả là sự thông cảm, thấu hiểu và động viên của gia đình và bạn bè.
Nếu ai đó trong nhà đang bị trầm cảm, đừng nên hỏi họ tại sao hay cố gắng đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy lắng nghe và thấu hiểu những cảm giác, khó khăn mà họ đang trải qua. Cho họ thấy rằng họ không hề đơn độc. Nếu tình trạng kéo dài dai dẳng, hãy tìm đến bác sĩ để có những lời khuyên và được chữa trị tốt nhất
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.