Bệnh suy thận là gì? Nguyên nhân dấu hiệu- Các giai đoạn của bệnh suy thận
Bệnh suy thận là tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng của thận. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, nó có thể gây hại tới sức khỏe người bệnh, thậm chí là tử vọng. Để hiểu hơn về bệnh suy thận và những nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách chữa bệnh hiệu quả. Mời mọi người cùng tìm hiểu bài viết đưới đây nhé.
Tổng quan bệnh Suy thận
- Thận là hai cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống.
- Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
Suy thận là gì?
- Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận.
- Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).
Nguyên nhân bệnh Suy thận
Có ba cơ chế chính
- Thiếu lưu lượng máu đến thận
- Những bệnh lý tại thận gây ra
- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận
Nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Chấn thương gây mất máu
- Mất nước
- Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc
- Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP
Nguyên nhân gây suy thận mạn:
- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
- Viêm cầu thận
- Viêm ống thận mô kẽ
- Bệnh thận đa nang
- Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư
- Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận
- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần
Triệu chứng bệnh Suy thận
Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.
Các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm và khó phát hiện. Các dấu hiệu sau đây sẽ giúp nam giới biết được mình thận yếu:
- Rùng mình, chi lạnh: đây là cảm giác sợ lạnh và gió thổi. Tứ chi lạnh băng, lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh, thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, thở yếu, nhạt miệng…
- Quan hệ tình dục quá độ: Một trong những yếu tố khiến thận yếu đi là quan hệ tình dục quá nhiều.
Theo đông Y, thận chứa tinh, thận tinh hóa tạo ra thận âm và thận dương để giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương dựa dẫm và hỗ trợ lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý cơ thể. Nếu sự không duy trì được sự cân bằng này hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu sẽ phát sinh ra bệnh tật, ở nam giới sẽ xuất hiện các triệu chứng như xuất tinh sớm, liệt dương, các bệnh về tinh dịch.
- Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng: Thận đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể trong những cơ quan ngũ tạng. Thận bổ dưỡng và làm ấm lục phủ nội tạng khác. Khi các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận. Các bệnh mãn tính như viêm gan, bệnh mạch vành, hen suyễn… thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
- Hen suyễn: Nạp khí là chức năng của thận. Khi thận hư không thể nạp khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều, hít vào ít khiến người bệnh có cảm giác khó thở.
- Tiểu đêm thất thường: Thường thì vào ban đêm số lần đi tiểu là 2 hoặc lượng nước tiểu không quá 1⁄4 so với cả ngày. Khi lượng nước tiểu vượt quá lượng nước tiểu ban ngày hoặc đi tiểu đêm 1 lần/ tiếng thì đó là tiểu nhiều về đêm. Ban ngày đi tiểu bình thường trong khi ban đêm đi tiểu nhiều, đây là đặc điểm của chứng thận hư.
- Lưng đau: Người bị đau lưng nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người bị nặng thì xuất hiện triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức,…Đau lưng- vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể chia làm 2 kiểu: một là do nội thương, hai là do lao lực mệt mỏi. Khi thận bị nội thương thì những người có thể chất yếu do bẩm sinh, cơ thể mắc bệnh lâu ngày hoặc do mệt mỏi gây ra.
- Lao lực sinh bệnh là do lao lực vác nặng, làm những việc nặng nhọc trong thời gian làm việc dài và cố định ở một tư thế, khi ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí khiến thận tinh không đủ.
- Ù tai, chóng mặt: Những người bị hoa mắt chóng mặt sẽ thường đi kèm theo cảm giác ù tai, gây ảnh hưởng tới thính giác, nếu để lâu sẽ khiến tai bị điếc. Thận cũng là nguyên nhân gây ra chứng ù tai chóng mặt.
- Táo bón: người mắc táo bón gặp khó khăn trong việc đại tiện gây ra hệ quả như bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Cội nguồn sâu xa gây nên chứng táo bón là do thận hư gây nên bởi vì sự truyền dẫn của đường ruột bắt buộc phải thông qua sự kích thích và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng của nó.
- Phù: Khi thận bị suy giảm chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể khiến chân, cổ tay bị phù.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Buồn nôn, nôn
- Chán ăn
- Mệt mỏi, ớn lạnh
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi khi đi tiểu: tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, …
- Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt
- Co giật cơ bắp và chuột rút
- Nấc
- Phù chân, tay, mặt, cổ
- Ngứa dai dẳng
- Đau ngực (nếu có tràn dịch màng tim)
- Khó thở (nếu có phù phổi)
- Tăng huyết áp khó kiểm soát
- Hơi thở có mùi hôi
- Đau hông lưng
Suy thận độ 1 có nguy hiểm không?
- Bệnh suy thận độ 1 là cấp độ đầu tiên trong 5 giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn này, các chức năng hoạt động của thận chỉ bị suy giảm nhẹ, người bệnh có những triệu chứng không rõ ràng như: thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức hai bên hố lưng,… rất dễ nhầm với những bệnh thông thường khác.
- Ở giai đoạn suy thận cấp 1 này bệnh nhân sẽ khó nhận biết được và thường chủ quan đến khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã nặng.
- Một vài triệu chứng khác bạn có thể phát hiện ra bệnh suy thận cấp độ 1 như : các chỉ số creatine cùng urê trong máu cao vượt mức bình thường khi đi xét nghiệm, xuất hiện hồng cầu hoặc cam có trong nước tiểu khi đi xét nghiệm.
- Khi thực hiện chạy máy quét CT hoặc siêu âm sẽ phát hiện thấy thận đã bị tổn thương nhẹ. Ngoài ra, giai đoạn này những triệu chứng lâm sàng không được rõ ràng nên sẽ rất khó để bệnh nhân có thể phát hiện ra.
- Suy thận cấp độ 1 mới ở cấp độ nhẹ nếu người bệnh phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn lên tới là 90%.
- Tuy nhiên ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển sang những cấp độ khác sẽ là một vấn đề rất nguy hiểm. Nhưng số ca bệnh nhân phát hiện ra suy thậnngay từ cấp độ 1 này lại khá là ít.
Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
- Bệnh nhân suy thận độ 2 đều có mức lọc cầu thận từ 60-89ml/phút. Ở vào giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, đáng lưu ý nhất đó là các bệnh về tim mạch.
- Suy thận độ 2 là giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi lượng kali đột biến tăng quá cao sẽ đe dọa tới hoạt động của tim, tức là nó có thể khiến tim ngừng đập bất cứ lúc nào. Tim ngừng hoạt động đồng nghĩa người bệnh có thể đột tử bất kì lúc nào. Ngoài ra, nếu bệnh quá nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc đột tử.
- Trong 4 giai đoạn bệnh suy thận, đây chính là giai đoạn đáng lo ngại nhất. Người bệnh phải được theo dõi sát sao của bác sĩ và hỗ trợ của máy móc hiện đại.
Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?
- Suy thận cấp độ 3 là giai đoạn thận bị tổn thương nghiêm trọng, suy giảm đến 80% chức năng, mức độ lọc của tiểu cầu thận giảm chỉ còn 10-15ml/giờ, thận không thể duy trì trao đổi chất như bình thường. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể sẽ phải lọc máu, chạy thận để duy trì sự sống.
- Trong giai đoạn suy thận cấp độ 3, bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc phải các biến chứng như: tăng huyết áp, thiếu máu, loãng xương… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn gây tốn kém tiền bạc, kinh tế gia đình.
- Những triệu chứng suy thận độ 3: Đau nhức các cơ đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn; mất ngủ; người mệt mỏi, da xanh xao, khó thở; chân tay sưng phù, cơ thể bị giữ nước; thay đổi bất thường trong nước tiểu: nước tiểu có bọt, tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt… Số lượng nước tiểu có thể tăng hoặc giảm.
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?
- Suy thận cấp độ 4 thuộc vào giai đoạn gần cuối của bệnh. Lúc này thận đã bị tổn thương đến 90%, mức độ lọc cầu thận cũng vì thế mà giảm nhanh chỉ còn khoảng 15 đến 29ml/ phút/ 1,73 m2 nên nguy cơ tử vong là rất cao. Ngoài ra, ở giai đoạn này có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm: đau bụng dưới bên phải, đau bụng phía bên trái, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, phù não, phù phổi. Chính vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, bắt buộc người bệnh phải áp dụng những phương pháp như ghép thận, lọc máu, chạy thận mới có thể kéo dài sự sống.
- Triệu chứng của suy thận cấp độ 4, đó là: thường xuyên buồn nôn, nôn mặc dù không ăn gì; đau đầu, choáng váng, sốt cao, mệt mỏi; ứ nước, sưng phù tay, chân; tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu thay đổi màu sắc; khi ngủ tay, chân bồn chồn, thường xuyên bị chuột rút; ăn uống không ngon miệng, hoặc chán ăn, không muốn ăn vì trong miệng có vị kim loại; hôi miệng do lượng chất độc tích tụ trong cơ thể không được thận đào thải ra ngoài.
- Ở giai đoạn này, các cầu thận gần như không còn bất cứ chức năng nào. Thận không thể cân bằng nước, lọc máu hay loại bỏ chất thải, cặn bã độc tố ra bên ngoài được. Cơ hội sống của người bệnh rất thấp, bắt buộc người bệnh phải tiến hành lọc máu, chạy thận, ghép thận.
- + Lọc máu, chạy thận: hàng tuần, tháng người bệnh phải đi lọc máu để loại bỏ các chất độc hại mà thận không thể lọc bỏ được. Lọc máu không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn. Nhiều người vì không đủ kinh phí lọc máu đến hết đời mà phải chấp nhận kết thúc sự sống của bản thân.
- + Ghép thận: bệnh nhân được ghép thận có thể sống thêm khoảng vài chục năm với điều kiện có đủ kinh phí ghép thận, có nguồn thận hiến và tương thích với nội tạng mới. Nhưng số ca ghép thận ở Việt Nam rất ít, còn lại đa số bệnh nhân không có tiền thì đành nằm chờ đợi án tử trong đau đớn.
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.