Thận ứ nước là gì – Nguyên nhân dấu hiệu bệnh thận ứ nước – Bài thuốc chữa thận ứ nước

Thận ứ nước là gì- Nguyên nhân dấu hiệu bệnh thận ứ nước- Bài thuốc chữa thận ứ nước
Xin chào các bạn như các bạn đả biết thận là cơ quan quan trọng không thể thiếu của cơ thể. Chúng có chức năng lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Giúp điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng nước tiểu sản xuất của bạn. Bên cạnh đó thận còn giúp hòa tan các chất trong máu khi vào cơ thể, tổng hợp các vitamin và khoãng chất…. Với quá nhiều các chức năng và áp lực lên thận của bạn , mà cơ thẩ bạn lại không nuôi dưỡng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thận sẽ khiến thận bạn suy yếu, ứ nước, hay suy thận…. Theo thống ke cứ 100 người có đến 10 người mắt bệnh thận, trong đó bệnh thận ứ nước chiếm đa số. Vậy bệnh thận ứ nước là gì, nguyên nhân triệu chứng củng như cách điều trị như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé ! Thận ứ nước là gì? Thận ứ nước (tiếng Anh là Hydronephrosis) là 1 dạng tổn thương của thận biểu hiện ở việc thận bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu bị ứ đọng, tắc nghẽn lại bên trong. Tình trạng này có thể xảy ra chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên, gây tổn thương cấu trúc tế bào và suy giảm chức năng thận. Các tổn thương này có thể giảm thiểu nếu giải quyết nhanh, nhưng trái lại nếu tình trạng ứ nước kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng thì có khả năng gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn trở thành thận ứ nước mãn tính (hai quả thận đều bị ảnh hưởng dẫn đến suy thận). Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Nguyên nhân bệnh Thận ứ nước • Đối với trẻ em, sự tắc nghẽn thường là do bị hẹp niệu đạo (niệu đạo là ống lấy nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể), hoặc do thu hẹp lỗ niệu đạo (là các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang) • Đối với người lớn, nguyên nhân thường liên quan đến các các bệnh lý sẵn có như: sỏi thận (gây tắc nghẽn niệu đạo), trào ngược bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, tử cung, buồng trứng và đại tràng. Ngoài ra cũng có thể do tác động ngoại thể từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, ngủ nghỉ không đủ giấc hoặc lạm dụng thuốc bổ thận quá đà. Sỏi thận được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ứ nước ở thận là bởi: Sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu là sỏi nhỏ thì nó di chuyển từ thận xuống bàng quang dễ dàng, nhưng nếu sỏi quá to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu ứ lại ở chỗ tắc, trong khi đó thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không thông xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, phình to. Mặt khác, nếu niệu đạo hẹp do viêm nhiễm, niệu quản bị hẹp do vết mổ lấy sỏi thận trước đó thì cũng có thể gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, co cổ bàng quang bất thường cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang đến niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ đọng lại từ bàng quang, khiến thận bị ứ nước. Triệu chứng bệnh Thận ứ nước Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bị ứ nước ở thận sẽ có những triệu chứng khác nhau: • Người bị bệnh sỏi thận có thể sẽ có máu trong nước tiểu, đau nặng bên hông lưng, sườn lưng lan tới háng. • Người bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ gặp vấn đề về tiểu tiện: tiểu tiện nhiều vào ban đêm và tiểu rắt. • Người bị ung thư đại tràng có thể thấy máu trong phân (đại tiện ra máu) hoặc thay đổi trong nhu động ruột. Bệnh thận ứ nước được chia làm 2 loại : • Thận ứ nước cấp tính triệu chứng thường là đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát gây đau, hoặc sỏi mắc kẹt tại chỗ hẹp niệu quản gây đau. Người bệnh sẽ thấy đau khởi phát ở phía bên sườn lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi. Cơn đau diễn ra mạnh, đau từng cơn khiến cho bệnh nhân quằn quại hoặc cuộn người lại vì đau đớn, khi đi tiểu nước tiểu rơi thành từng giọt (không rơi thành dòng) hoặc tiểu ra máu. • Thận ứ nước mãn tính thận bị giãn to dần trong thời gian dài và có thể không có triệu chứng gì đặc biệt. Nếu có các khối u ở xương chậu hoặc bàng quang gây chèn ép có thể phát triển âm thầm, bệnh nhân có thể có các triệu chứng điển hình của suy thận như mệt mỏi kiệt sức, buồn nôn và nôn, do rối loạn các chất điện giải natri, canxi, kali bệnh nhân còn bị rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp. Đối tượng nguy cơ bệnh Thận ứ nước Thận ứ nước có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước bao gồm: • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới • Những người đang mắc bệnh sỏi thận, ung thư tử cung, phì đại tuyến tiền liệt,… • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung hoặc những người đang mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh thận ứ nước. Thận ứ nước có biến chứng gì? Thận ứ nước có thể được chữa khỏi, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, suy thận và mất nước. Các biếng chứng như: • Cảm thấy chướng bụng dưới, đau bụng, cơn đau bắt đầu ở hông lưng, sườn lan tới háng rất khó chịu • Buồn nôn hoặc nôn, toát mồ hôi • Khiến bệnh nhân bị đau quằn quại phải gò người lại • Ở một người bệnh còn bị tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tính mạng người bệnh Phòng ngừa bệnh Thận ứ nước Thận ứ nước có thể phòng tránh được bằng cách điều trị cẩn thận các bệnh là nguyên nhân gây ứ nước thận. Ví dụ những người bị sỏi thận có thể loại bỏ sỏi dần dần bằng cách uống nhiều nước hàng ngày, các loại nước sắc thuốc Nam có tác dụng lành tính, làm tan sỏi như nước râu ngô, bông mã đề, kim tiền thảo, cỏ xước, xích đồng… Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu như: sinh hoạt tình dục chung thủy, an toàn, Thận ứ nước không là một bệnh mà là kết quả tổng hợp của nhiều loại bệnh khác nhau, do đó bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng thận bị mất chức năng nhanh chóng. Các bài thuốc nam chữa bệnh thận ứ nước 1. Bài thuốc bằng kim tiền thảo Nhắc tới vây thuốc điều trị các bệnh lý về thận thì không thể không bỏ qua cây kim tiền thảo. Theo Đông y, kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, làm tan sỏi từ đó giúp nước tiểu lưu thông tốt hơn. Vì thế, đây được coi là “khắc tinh” của bệnh thận bị ứ nước. Sử dụng kim tiền thảo mỗi ngày sẽ giúp giảm những biểu hiện khó chịu của bệnh như đau tức hông, tiểu khó, tiểu buốt. Đồng thời, các viên sỏi thận có kích thước sẽ được bào mòn và đào thải qua đường tiết niệu, và điều trị căn bệnh thận ứ nước của bạn. 2. Bài thuốc dân gian với lá nhãn Không chỉ là một loại cây ăn quả, lá nhãn còn là một vị thuốc chữa thận ứ nước rất tốt. Ngoài ra, lá nhãn còn giúp cải thiện triệu chứng của thận yếu, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Cách thực hiện: Lấy một nắm lá nhãn đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi phơi khô. Sao vàng hạ thổ rồi đun với nước để uống hàng ngày. Tùy theo mức độ của bệnh mà thời gian uống thuốc sẽ khác nhau. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng cách để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 3. Bài thuốc từ rễ cỏ tranh Rễ cây cỏ tranh còn có tên gọi khác là bạch mao căn. Từ xa xưa, rễ cây cỏ tranh đã được sử dụng để nấu nước uống hàng ngày bởi chúng có vị ngọt tự nhiên. Theo Y học cổ truyền, rễ cây cỏ tranh có công dụng giải độc, thanh nhiệt, chống nôn mửa, tiểu khó, tiểu ra máu. Do đó, rễ cây cỏ tranh là lựa chọn tốt cho vấn đề thận ứ nước uống thuốc gì. Trước khi dùng rễ cỏ tranh, bạn cần phải lấy phần rễ bên dưới đất, rửa sạch, ngâm với nước rồi cắt thành đoạn đem phơi khô. Hy vọng tới tất cả những gì mà Nhà Thuốc Mỹ Kim đã chia sẽ cho các bạn phía trên video, sẽ giúp các bạn biết được căn bệnh thận ứ nước này Để có biện pháp phòng củng như điều trị để có trái thận khỏe mạnh và cuộc sống vui vẻ nhé ! Đừng quên bấm like share và đăng ký kênh để giúp kênh tạo ra nhiều video hay và bổ ích hơn nhé !!!

Share this content: