Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the newsblogger domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the newscrunch domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không? - nhathuocmykim.com

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?

Bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không ? Những món ăn có thể thay thế cơm bạn nên biết

Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc là: Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? hay bệnh tiểu đường lây qua nước bọt, đường ăn uống, đường quan hệ tình dục không, bệnh tiểu đường có khả năng di truyền không. Những vấn đề này sẽ được chuyên gia giải đáp rõ ràng. Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim tiềm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé !

Từ lâu chúng ta đã gọi bệnh tiểu đường là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh có diễn biến âm thầm, không có những biểu hiện rõ ràng. Đến khi các triệu chứng rõ ràng hơn, các biến chứng nặng nề như suy giảm thị lực, bệnh về tim mạch hoặc xương khớp… cũng là lúc bệnh trở nên nặng nề. Tiểu đường cũng được xếp vào là căn bệnh có khả năng gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Lượng người tử vong tăng lên mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường có lây không?

  • Theo các chuyên gia giải đáp vấn đề bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào thì: Tiểu đường không lây do tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết. Tiểu đường không hề lây nhiễm.
  • Một số trường hợp khác, bạn có anh hoặc chị em ruột trong gia đình hay bố mẹ bị bệnh đái tháo đường, thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này. Một số lý do lý giải điều này gồm có:
  • Bệnh tiểu đường có thể di truyền:

– Một nghiên cứu từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard thống kê rằng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều.

– Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.

– Căn bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2, bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày.

– Người bị bệnh tiểu đường thông thường sẽ có các thói quen không tốt cho sức khỏe và thành viên trong cùng một gia đình thì thường lại có thói quen khá giống nhau. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Sự căng thẳng:

– Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh tiểu đường, thì bạn sẽ dễ bị lo lắng hơn. Khi căng thẳng dẫn tới tăng đề kháng insulin và khiến bạn ăn đồ ngọt, đồ béo nhiều hơn để trấn an.

– Do vậy, nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên.

1-2 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY NHIỄM HAY KHÔNG?

Tiểu đường có lây qua nước bọt không?

Theo chuyên gia, bệnh tiểu đường không hề lây lan qua con đường nước bọt, sinh hoạt chung bởi bệnh không phải do virus gây ra. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm sống chung hay tiếp xúc với bệnh nhân.

2-2 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG NƯỚC BỌT KHÔNG?

Bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục

  • Thông tin từ bác sĩ Hoàng Thúy Hải cho biết: “Bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, không phải do nhiễm khuẩn nên không phải căn bệnh lây truyền.
  • Vì thế cuộc sống bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không phải áp dụng biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Như thế, chúng ta có thể trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục là bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua đường sinh dục. Nhưng bệnh tiểu đường lại có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý.
  • Theo thống kê mà nhà thuốc mỹ kim tổng hợp được: “Tỷ lệ người mắc phải biến chứng suy giảm sinh lý có thể đến 50% số người mắc bệnh ở cả nam và nữ giới.
  • Ở nam giới thường mắc khả năng cương dương hoặc xuất tinh ngược gây vô sinh. Ở nữ giới thường bị khô âm đạo và mất cảm giác.”
  • Hầu hết nguyên nhân gây biến chứng yếu sinh lý có thể xuất phát từ tâm lý, bệnh nhân mặc cảm và chán nản; hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống cho người tiểu đường kiêng khem quá mức gây thiếu dinh dưỡng; ngoài ra còn có một số nguyên nhân như do bệnh nhân bị tổn thương thần kinh, những nguyên nhân về mạch máu; do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị gây ra.
  • Bệnh nhân có thể hạn chế biến chứng yếu sinh lý xuất phát từ bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn, đảm bảo cuộc sống có chất lượng tốt.
3-4 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC HAY KHÔNG

Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền

  • Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là không giống nhau. Tuy nhiên yếu tố môi trường và gen di truyền có vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành bệnh.
  • Khi người bố trong gia đình bị tiểu đường tuýp 1, thì tỷ lệ con cái bị mắc bệnh sẽ là 1/17. Còn nếu mẹ bị mắc bệnh tiểu đường và sinh con trước 25 tuổi thì nguy cơ con cái bị di truyền là 1/25 và sinh con sau 25 thì nguy cơ này giảm xuống còn 1/100.
  • Đặc biệt, khi bố hoặc mẹ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 trước ngày 11 tuổi thì con của họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tăng lên gấp đôi. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng: ở các nước có khí hậu lạnh thì bệnh tiểu đường tuýp 1 phát triển mạnh hơn.
  • Khoa học cũng chứng minh rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có tính chất gia đình. Theo đó, 1 phần do con cái bị ảnh hưởng từ các thói quen xấu của bố mẹ như ăn nhiều chất béo hoặc lười vận động.
  • Nhưng gen di truyền cũng là yếu tố rất dễ khiến bệnh diễn biến nhanh hơn. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trước tuổi 50, nguy cơ con bị bệnh là 1/7 và sau tuổi 50 là 1/13. Trường hợp cả bố và mẹ bị tiểu đường, con cái của họ sẽ có nguy cơ được chẩn đoán bệnh là 50:50.
4-2 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY TỪ MẸ SANG CON KHÔNG

Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng

  • Quan hệ tình dục thường xuyên để thay thế cho vận động hoặc tập thể dục, thể thao là một cách suy nghĩ không hề sáng tạo, tuy nhiên như vậy vẫn còn hơn là chúng ta không làm gì cả.
  • Theo từ điển bách khoa về tiểu đường của hiệp hội tiểu đường Mỹ, chỉ cần một nụ hôn nồng cháy cũng có thể tiêu tốn tới 12 calo, tùy thuộc vào độ nồng nhiệt của cuộc yêu mà cơ thể có thể tiêu tốn từ 150-300 calo. Nếu vào mùa hè nóng bức, có thể sẽ tiêu tốn thêm một chút calo nữa.
  • Thật đáng tiếc nhưng tiểu đường và đời sống tình dục có quan hệ rất sâu sắc. Khi bạn không thể kiểm soát tốt đường huyết dẫn tới dễ mệt mỏi, chán nản, mất cảm giác và hứng thú chuyện chăn gối. Hơn thế nữa cũng rất dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, và một số rắc rối khác.
  • Tóm lại điều cần lưu tâm để có một cuộc sống khỏe mạnh là hãy luôn kiểm soát đường huyết của bạn, tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, chăm tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, và đặc biệt hãy bỏ ngay thuốc lá vì những tác hại của nó tới cơ thể.
6-1 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY NHIỄM HAY KHÔNG

Lời khuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường : Bạn hãy thử thay đổi lối sống. Bạn nên kiểm soát bệnh tiểu đường chặt chẽ, bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và giảm căng thẳng, sẽ có lợi cho toàn bộ cơ thể của bạn chứ không riêng gì vài vùng trong cơ thể.

5-2 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm hay không? Có lây nhiễm hay di truyền không?
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Cảm ơn mọi người đả quan tâm và theo dõi bài viết của Nhà thuốc mỹ kim, đừng bỏ qua và lơ là với căn bệnh tiểu đường này nhé vì nó chính là “mối đe dọa” cuộc sống của bạn

Share this content: