Bệnh thủy đậu là gì – Triệu chứng và cách điều trị bệnh thủy đậu không có sẹo
Bệnh thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân, thời tiết ấp thấp.
Những ngày thời tiết giao mùa ẩm thấp chuyển từ xuân sang hè làm gia tăngnguy cơ mắc bệnh nhanh chóng .
Vậy bệnh thủy đậu là gì, cách nhận biết củng như điều trị như thế nào là an toàn, hiệu quả, hãy cùng kênh nhà thuốc mỹ kim tiềm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
1. Bệnh thủy đậu là gì?
- Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra.
Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. - Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.
- Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo.
- Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.
- Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh.
- Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu.
2. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
- Virus Varicella Zoster là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp.
- Vì vậy đa số các trường hợp mắc bệnh đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước.
- Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh.
- Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu gồm có 4 giai đoạn với các biểu hiện nhận biết cụ thể như sau sau:
- Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh):
– Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.
- Thời kì khởi phát bệnh
– Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai.
– Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.
– Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
– Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh bắt đầu nổi ban đỏ, sốt cao và mệt mỏi
- Thời kì toàn phát bệnh
– Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói.
– Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu.
– Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.
- Thời kì hồi phục bệnh
– Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục.
– Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm.
– Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.
– Ở giai đoạn hồi phục các mụn nước bắt đầu khô lại
4. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
- Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, song người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ.
- Riêng một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trụ tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.
- Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người chưa nhiễm bệnh.
- Nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, hôn mê, xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.
5. Người bị thủy đậu nên ăn gì?
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, các loại rau củ quả dồi dào vitamin A, vitamin C, bio-flavonoid như cà rốt, dưa chuột, bông cải…
- Thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi như ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, yến mạch, hạt bí ngô, socola đen…
- Nên ăn các món ăn thanh đạm, thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, soup: cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, cháo tiểu mạch, cháo củ năng…
- Uống đủ nước mỗi ngày. Nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
6. Người bị thủy đậu không nên ăn gì?
- Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như ớt, gừng, tiêu, mù tạt, tỏi, hành tây… hoặc quá mặn gây nhiệt miệng, đau họng.
- Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt, sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, yogurt có thể sưng viêm và khiến mụn đỏ xuất hiện lâu hơn.
- Các loại thịt có tính ấm, nóng như thịt gà, thịt chó có thể tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Hải sản chứa nhiều histamine gây dị ứng, ngứa.
- Cam, chanh, cà phê, socola là những thực phẩm giàu axit, gây sưng tấy, tổn thương ở vùng da nổi mụn nước.
- Các món ăn từ nếp như: xôi, bánh chưng …Thực phẩm có hàm lượng arginine cao như đậu phộng, các loại hạt, nho khô
Hy vọng với những thông tin mà nhà thuốc mỹ kim đã chia sẽ phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu rỏ hơn phần nào về căn bệnh thủy đậu nhé !
Nếu thấy video hay và bổ ích đừng quên bấm like share và đăng ký phía dưới nhé !
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.