Dấu hiệu viêm đại tràng- Thực phẫm chữa bệnh viêm đại tràng
Kính thưa quý vị và các bạn, theo thống kê hiên nay của bộ y tế và sức khỏe, khoãng hơn 30% dân số việt nam mắt các bệnh về tiêu hóa, đại tràng, trong đó nam giới chiếm 20%.
Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa tương đối phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng.
Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu điều trị đúng cách. Ngược lại sẽ khiến cơ thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy khi đại tràng bị viêm nhiễm sẽ xuất hiện những dấu hiệu nào? Cách điều trị bệnh nào hiệu quả nhất. Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim tìm hiểu qua video dưới đây nhé !
Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng hay còn có tên gọi khác là ruột già. Đây là một cơ quan nắm giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống đường ruột.
Đại tràng có chức năng chứa các chất cặn bã của thức ăn sau khi được tiêu hóa và thải ra bên ngoài, đồng thời giúp giữ lại phần nước từ những chất cặn bã đó.
Tuy nhiên, đại tràng cũng là nơi chứa nhiều vi sinh vật và vi khuẩn gây hại. Chính vì vậy, đây cũng là nơi phát sinh ra nhiều bệnh lý.
Viêm đại tràng là tình trạng chỉ lớp niêm mạc ở đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương với nhiều mức độ khác nhau.
Trong trường hợp nhẹ, lớp niêm mạc sẽ rất dễ bị chảy máu. Trong trường hợp nặng, đại tràng sẽ xuất hiện các vết loét bị xuất huyết và xung huyết, ngoài ra còn xuất hiện các ổ áp xe nhỏ.
Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng như thủng đại tràng, giãn đại tràng, ung thư đại tràng…
Lúc này, lớp niêm mạc của đại tràng sẽ ngày càng tổn thương và chuyển sang giai đoạn mãn tính và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác rất khó để điều trị.
Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng
Đau bụng
Đây là dấu hiệu của bệnh đại tràng đầu tiên nhưng nó làm chúng ta dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Sau khi ăn đồ lạ, đồ có nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas hoặc đồ ăn không được đảm bảo vệ sinh bạn sẽ bị đau bụng. Kèm theo đó là buồn đi đại tiện, sau khi đi xong sẽ bớt đau hơn.
Bị rối loạn tiêu hóa kéo dài ngày
Khi bạn đi đại tiện trên 2 lần/ngày, phân lúc lỏng, lúc táo, phân sống, Bạn luôn có cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại buồn, phải ngồi trong nhà vệ sinh hàng giờ đồng hồ thì đây cũng là biểu hiện bệnh đại tràng.
Đầy bụng, trướng hơi
Bụng thường xuyên có biểu hiện căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi là một trong các triệu chứng đại tràng.
Khuôn phân thay đổi
Cách phát hiện viêm đại tràng dựa vào việc vệ sinh đó là phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi táo bón khi lỏng. Nếu bị viêm nặng sẽ có lẫn máu như máu cá hoặc dịch nhầy.
Triệu chứng chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh
Nếu thường xuyên chán ăn, mệt mỏi cùng với đó là một số triệu chứng trướng bụng, khó tiêu, chán ăn và cân nặng bị sụt nhanh thì bạn cũng nên nghĩ đến mình bị viêm đại tràng và đi nội soi ngay.
Nhiều trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện kèm theo triệu chứng sốt, nôn, đi ngoài ra máu đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng và một số bệnh cấp tính khác như tiêu chảy cấp, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng.
Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả
1. Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng bằng lá ổi
Sử dụng lá ổi để điều trị bệnh viêm đại tràng là bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biến.
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong lá ổi chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng tốt đối với quá trình điều trị bệnh như tanin pyrogalic, tritecpenic, axit psiditanic,…
Những thành phần này khi đi vào đại tràng sẽ giúp kích thích cơ trơn ruột, làm se lớp niêm mạc, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, lá ổi còn có tác dụng như một vị thuốc có khả năng cải thiện các vấn đề ở cơ quan tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng. Bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm đại tràng có cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
Cách thực hiện:
– Cách 1:
- Lá ổi non đem đi rửa với nhiều lần nước để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất bám quanh. Để thuận tiện hơn, bạn có thể chuẩn bị một lượng lớn sơ chế sẵn rồi bảo quản dùng trong thời gian dài.
- Lá ổi sau khi làm sạch thì đem đi phơi khô dưới trời nắng to rồi nghiền tất cả thành bột mịn. Cho bột lá ổi non vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 6 gram bột lá ổi non đem đi pha với 200ml nước nóng rồi sử dụng nước này để uống. Người bệnh nên kiên trì thực hiện cách này khoảng 2 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
2. Cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng lá vối
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng bằng lá vối được lưu truyền rộng rãi, được nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại.
Phân tích của y học hiện đại đã tìm thấy, bên trong lá vối có chứa một số thành phần hoạt chất hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên,
có khả năng ức chế hoạt động và dần loại bỏ các vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong cơ thể (Staphylococcus, Salmonella, Streptococcus,…) mà không gây hại đến lợi khuẩn.
Bên cạnh đó, thành phần chất chống oxy hóa tanin bên trong dược liệu còn có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đại tràng và hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm loét gây ra.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Dùng lá vối tươi
- Chuẩn bị khoảng 200 gram lá vối tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Giã nát lá vối hoặc dùng tay vò nát lá vối rồi cho vào ấm, đổ thêm vào khoảng 2 lít nước sôi rồi đậy kín nắp lại.
- Hãm lá vối khoảng khoảng 1 tiếng để thành phần hoạt chất bên trong lá vối tiết ra và hòa tan vào nước thì có thể sử dụng.
- Chắt lấy nước và bỏ bả, lượng nước thu được sử dụng để uống hàng ngày thay thế cho nước lọc.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong thời gian dài cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
3. Nha đam giúp kháng khuẩn, kháng viêm
Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, nha đam là dược liệu có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, nhuận tràng, thông tiện,…
Chính vì những đặc điểm trên mà nha đam được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc để điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng.
Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, nha đam chứa một số thành phần dược tính có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt.
Khi sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm lành tổn thương, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn, dùng dao gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch phần mủ bên ngoài.
- Cho phần gel nha đam thu được vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra chậu, cho 500ml mật ong vào trộn đều lên. Cho hỗn hợp này vào trong ngăn mát ủ lạnh bảo quản để sử dụng từ từ.
4. Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng từ vừng đen
Vừng đen là nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong chế biến món ăn với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.
Ngoài ra, vừng đen còn được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y giúp hỗ trợ cải thiện rất nhiều bệnh lý khác nhau.
Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, vừng đen là dược liệu có vị ngọt và tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng bổ huyết và não, nhuận tràng, mạnh gân cốt,…
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 500 gram vừng đen đem đi sao nóng cho đến khi dậy mùi thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp bảo quản để tránh ẩm mốc.
- Mỗi lần lấy khoảng 1 thìa vừng rang ra trộn đều với 1/4 thìa mật ong, sử dụng hỗn hợp này để nhai và nuốt từ từ.
- Thực hiện cách này khoảng 2 lần/ngày, kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần chuyển biến tốt.
5. Bài thuốc từ củ nghệ chữa viêm đại tràng
Nghệ là một loại gia vị được sử dụng khá phổ biến trong nấu nướng, ngoài ra chúng còn được xem như một loại thần dược trong điều trị các bệnh lý viêm loét như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,…
Nghiên cứu khoa học cho biết, hoạt chất curcumin có trong nghệ tươi là thành phần chính có tác dụng cải thiện các bệnh lý về viêm loét.
Đây là chất chống oxy hóa mạnh khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và làm lành tổn thương rất tốt.
Bên cạnh đó, nghệ vàng còn có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa giúp đẩy lùi tình trạng đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Dùng độc nhất một dược liệu là nghệ vàng
- Nghệ tươi sau khi mua về đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn đất cát bám quanh, vớt ra để cho ráo.
- Thái nghệ thành từng lát mỏng, đem đi phơi khô dưới nắng mặt trời rồi nghiền nhuyễn thành bột.
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 3 thìa cà phê bột nghệ khuấy đều với 150ml nước ấm rồi dùng để uống.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 3 lần sau khi ăn, kiên trì trong khoảng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.