Ghép thận nên và không nên ăn gì- Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân mới ghép thận
Kính thưa quý vị và các bạn, theo thống kê hiện nay, bệnh suy thận rất phổ biến xảy ra đối với mọi đối tượng, dù không có các bệnh lý nền.
Nhưng với khoa học ngày càng tiến bộ, sức khỏe con người được đặt lên hàng đầu, bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối hoàn toàn có thể thay thế đưuọc bằng phương pháp ghép thận nhân tạo.
Như vậy, ghép thận nhân tạo có nguy hiểm hay không, cách chăm sóc cho bệnh nhân sau ghép thận như thế nào là đúng, các món ăn mà bệnh nhân sau ghép thận nên ăn và không nên ăn là gì.
Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua video dưới đây nhé !
Ghép thận là một biện pháp thay thế thận tiên tiến giúp cuộc sống của người bệnh được trở lại bình thường.
Bệnh nhân ghép thận nên tái khám định kỳ và thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ theo dõi sau ghép; uống thuốc chống thải ghép thường xuyên, đúng liều, đúng thời điểm theo chỉ định của bác sỹ để chống thải ghép;
theo dõi xét nghiệm nồng độ thuốc và thăm khám lâm sàng để chắc chắn rằng thận ghép hoạt động bình thường
Dưới đây là các chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân ghép thận, để cho trái thận mới thích nghi và thanh lọc các độc tố trong cơ thể 1 cách tốt nhất
1.Ăn uống
Sau khi ghép thận, cơ thể đòi hỏi nhiều protein hơn để phục hồi nhanh hơn và cải thiện hệ miễn dịch.
Ngoài ra, những bệnh nhân trước đây từng chạy thận nhân tạo chỉ được hấp thu ít protein thì sau khi ghép thận được khuyến nghị tăng cường protein.
Tuy nhiên, việc bổ sung protein trong giai đoạn đầu ở mỗi người cũng khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp sau ghép thận, bệnh nhân dần hồi phục cảm giác thèm ăn, do vậy, không cần bất cứ chế phẩm bổ sung nào.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy lượng protein hấp thu của mình chưa đủ thì có thể tiếp tục dùng các chế phẩm bổ sung sau cấy ghép nhưng chỉ sau khi đã tư vấn bác sĩ chuyên khoa thận.
Không giống như quan niệm sai lầm phổ biến trước đây là bệnh nhân ghép thận có thể ăn tất cả mọi thứ sau khi ghép thận,
người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt phụ thuộc vào sự hồi phục và sức khỏe toàn thân.
Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn bình thường sau 3-6 tháng ghép thận vì đây là thời gian trung bình cần để ức chế miễn dịch ổn định trở lại và có nguy cơ thấp.
Ăn đồ đã nấu chín. Không ăn đồ sống, đồ biển nóng, đậu các loại. Kiêng rượu và các đồ uống có cồn khác.
Thực hiện chế độ ăn điều độ, ít muối, chất béo và đường. Cụ thể là: đạm 0,55-1g/kg; dầu cá: 3-6g (dầu cá tốt cho lọc cầu thận); muối: 2-3g; vitamin C: hơn 100mg (vitamin C giúp tránh lắng đọng oxalate ở thận ghép).
2. Sinh hoạt cá nhân
Theo dõi tình trạng sức khỏe chung và thận ghép, bao gồm theo dõi nước tiểu trong 24 giờ và tình trạng các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tiểu đường, bướu cổ, viêm gan…). Bệnh nhân tăng huyết áp phải có sổ tự theo dõi huyết áp.
Thường xuyên luyện tập sức khỏe để đề phòng rối loạn dị hóa đạm, yếu cơ, tăng mỡ trong máu, béo phì, loãng xương…
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi ra ngoài trời phải mang khẩu trang, đội nón. Dùng kem chống nắng khi đi biển hoặc khi phải ở ngoài trời nhiều giờ liên tục.
Tránh để mắc cảm cúm, tránh gần những người bị các bệnh truyền nhiễm; các loại gia súc, gia cầm.
Môi trường trong nhà cần sạch sẽ, thoáng mát. Không nuôi chim, súc vật nếu không thể kiểm soát lây nhiễm. Với môi trường bên ngoài, cần tránh khu vực ô uế, đám tang người có bệnh truyền nhiễm, nơi đông người (nhất là trong mùa có dịch bệnh hô hấp).
Những điều bệnh nhân ghép thận không nên làm
Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao.
Bệnh nhân không được tự ý:
– Ngừng uống thuốc vì tác dụng phụ hay vì cảm thấy đã khoẻ mạnh.
– Thay đổi liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc.
– Uống gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên một liều mà phải báo ngay cho bác sĩ của bạn.
– Uống thuốc mà không được chỉ dẫn hoặc ghi đơn của bác sĩ theo dõi sau ghép cho bạn kể cả các loại thuốc cảm cúm thông thường.
– Uống thuốc nếu có nghi ngờ rằng thuốc đó không giống với lần trước bệnh nhân đã mua.
Không nên ăn các đồ tưới sống chưa được đun nấu vệ sinh
Không nên tắm biển hay các bể tắm công cộng
Hạn chế các chất kính thích, rượu, bia, thuốc lá…
Không nên tiếp xúc với những nơi đông người, nguồn dịch bệnh, đám tang….
Các biến chứng sau ghép thận bạn nên nắm vững
- Thải ghép:
Đây là biến chứng thường gặp và quan trọng nhất sau ghép thận.
Có 2 loại thải ghép: cấp và mạn tính. Thải ghép là phản ứng bình thường của cơ thể bạn sau khi nhận thận,
do đó người bệnh cần uống thuốc chống thải ghép đều đặn theo đơn của bác sỹ theo dõi sau ghép, không bao giờ được ngừng hoặc quên uống thuốc. Có một số mẹo để bạn không bao giờ quên uống thuốc:
Phải luôn nhớ uống thuốc là một phần của hoạt động thường nhật của bạn.
Sử dụng đồng hồ điện tử và đặt chuông báo giờ uống thuốc. Bạn phải nắm rõ tên thuốc, giờ uống, tác dụng của từng loại thuốc.
- Nhiễm trùng:
Uống thuốc chống thải ghép sẽ làm cơ thể suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm virus và một số nhiễm trùng khác.
Cách đơn giản nhất để phòng nhiễm trùng là bạn phải rửa tay thường xuyên, dùng gel kháng khuẩn vào mùa lạnh hoặc mùa cúm.
tiêm vắc xin theo hướng dẫn của bác sỹ cũng là cách để phòng bệnh. Cần báo với bác sỹ theo dõi sau ghép càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu sau:
Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu tiện thường xuyên, đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện, nước tiểu đục hoặc đỏ, có mùi hôi.
Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp: ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng hoặc sốt.
- Đái tháo đường
Là đái tháo đường mới xảy ra sau ghép mà trước đó bạn không mắc. Có thể do tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép.
Những người béo bụng hoặc tiền sử gia đình đái tháo đường thì sẽ có nguy cơ bệnh cao.
Bạn nên xét nghiệm đường máu thường xuyên trong các đợt tái khám và các bác sỹ sẽ có kế hoạch theo dõi đường máu cho bạn. Nếu bạn bị đái tháo đường thì bạn phải:
+ Điều chỉnh chế độ ăn giảm tinh bột
+ Tập thể dục (theo hướng dẫn của bác sỹ)
+ Dùng thuốc hạ đường máu
- Bệnh tim mạch:
Người bệnh sau ghép thận có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn. Các yếu tố nguy cơ gồm: hút thuốc lá, đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thời gian lọc máu trước ghép.
Để giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, bạn cần:
+ Kiểm soát tăng huyết áp
+ Kiểm soát mỡ máu
+ Bỏ thuốc lá
+ Tập thể dục dưới sự cho phép của bác sỹ theo dõi thận ghép
+ Duy trì cân nặng bằng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
+ Kiểm soát đường máu tốt, nếu bạn bị đái tháo đường thì hãy làm việc.
5. Tăng huyết áp
Bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, huyết áp mục tiêu là dưới: 130/80 mmHg. Để kiểm soát huyết áp tốt, bạn cần:
+ Kiểm soát cân nặng, bao gồm tập thể dục.
+ Chế độ ăn ít muối
+ Thuốc hạ áp
6. Rối loạn mỡ máu
Một số người bị cholesterol và triglycerid tăng cao sau ghép thận do: tác dụng phụ của thuốc, tăng cân, chế độ ăn uống kém, tiền sử gia đình hoặc lười vận động.
Các vấn đề liên quan đến thận gây protein niệu cũng làm tăng mỡ máu.Để kiểm soát mỡ máu tốt, bạn cần:
+ Chế độ ăn hợp lý
+ Tập thể dục dưới sự cho phép của bác sỹ theo dõi thận ghép
+ Thuốc hạ mỡ máu
Phía trên là tất cả những thông tin mà nhà thuốc muốn chia sẽ đến cho quý vị, hy vọng quý vị và các bạn nắm vững cho bản thân các kiến thức về căn bệnh này.
Nếu chúng ta chăm sóc tốt, có chế độ ăn uông khoa học, thể thao và phân bố công việc hợp lý, để tránh tạo áp lực lên thận, thỳ thận có khả năng hoạt động rất lâu và rất tốt.
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.