Bệnh thủy đậu nên và không nên ăn gì ? Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu tại nhà
Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm. Thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo, và các biến chứng khó lường. Vậy khi bị thủy đậu người bệnh cần tránh những thực phẩm gì? Nên và không nên dùng những gì ? Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim tiềm hiểu qua video dưới đây nhé !
Bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
- Người mắc bệnh thủy đậu nên tránh các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng và có tính bổ dưỡng quá mức.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tránh ăn các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, tiêu, thì là, cà ri, mù tạt,… hoặc các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, thịt bò, lươn và một số loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc…
- Các loại trái cây có tính nóng như trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào… người bị thủy đậu cũng nên kiêng.
- Nhiều loại rau, củ, hạt như rau muống, hạt dẻ, đậu phộng rang, hạt dưa rang, đậu chiên… cũng không tốt cho người đang bị thủy đậu.
- Các món ăn vặt như bánh quy, kẹo, khoai tây chiên, chocolate… cũng không phải là loại thực phẩm có lợi cho người bị thủy đậu.
Đặc biệt, trong Đông y, bệnh thủy đâu kiêng gì?
- Đó chính là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.
Bệnh thủy đậu nên ăn gì ?
- Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: các loại rau tươi (trừ rau muống) và trái cây, củ quả như cà rốt, rau bina, bông cải xanh, chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, dưa hấu, dưa leo, cà chua…
- Rau, củ, trái cây giàu vitamin A và C, bio-flavonoid sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.
- Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch.
- Ngoài ra người bị bệnh thủy đậu cũng nên uống nước điện giải ion kiềm. Nước điện giải ion kiềm với các phân tử nước siêu nhỏ (chỉ 0.5nano mét) sẽ nhanh chóng thấm sâu vào tế bào, cấp nước và giải độc, thanh nhiệt nhanh chóng cho cơ thể.
- Đồng thời các hydro phân tử – chất chống oxy hóa cực mạnh, sẽ nhanh chóng loại bỏ gốc tự do, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh hiệu quả.
- Thêm vào đó, các khoáng chất tự nhiên có trong nước ion kiềm cũng góp phần kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
1 Số bài thuốc điều trị bệnh thủy đậu tại nhà
1. Nước 3 loại đậu và cam thảo
Nguyên liệu:
- đậu xanh,
- đậu đen,
- đậu đỏ, mỗi thứ 100g,
- cam thảo bắc 2g.
Nấu hỗn hợp tam đậu và cam thảo với khoảng 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
2. Canh thanh nhiệt
Nguyên liệu:
- đậu xanh,
- củ năng,
- rễ tranh,
- đọt tre non,
- cà rốt, mỗi thứ 20 – 30g.
Nấu với 1 lít nước đến khi sắc lại còn 650ml, chia 2 lần uống trong ngày (nếu người bệnh bị suyễn, ho thì không dùng củ năng và cà rốt).
Món canh thanh nhiệt này khi bị thủy đậu nên ăn vì nó có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có lợi cho người bị thủy đậu hoặc người bị sốt cao, nóng trong người bứt rứt khó chịu.
3. Nước kim ngân hoa
Chuẩn bị:
- kim ngân hoa 10g,
- nước mía 20ml.
Nấu hỗn hợp trên với 500ml nước, để sôi khoảng 10 phút. Ngày uống một lần, uống liên tục 7 – 10 ngày. Nước kim ngân hoa có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, hạ sốt.
4. Cháo đậu đỏ, ý dĩ
Chuẩn bị:
- đậu đỏ 30g,
- ý dĩ nhân 20g,
- thổ phục linh 30g,
- gạo tẻ 100g.
Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên rồi mang nấu với lượng nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường phèn.
Cháo đậu đỏ và ý dĩ có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân có nốt thủy đậu phát ra hết, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.
Bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn đươc các kiến thức và hiểu hơn về bệnh thủy đậu, Cung cấp được các thực đơn hưu ích khi không may bạn hoặc người thân mắc phải căn bệnh nảy !
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.