Bệnh bạch hầu – Cách phòng ngừa và phân biệt bạch hầu

Bệnh bạch hầu – Cách phòng ngừa và phân biệt bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn chưa có miễn dịch.

Trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành phổ biến ở hầu hết địa phương. Tuy nhiên, khi vắc-xin phòng ngừa bệnh bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng,

căn bệnh này đã được khống chế rõ rệt và chỉ ghi nhận một vài trường hợp nhỏ lẻ mắc bệnh do không tiêm vắc-xin bạch hầu.

Hiện nay, bệnh bạch hầu liên tục xuất hiện các ổ dịch lớn nhỏ, trong đó đã có trường hợp tử vong do bệnh.

Vì vậy, vấn đề được quan tâm hiện nay đó là phòng ngừa bệnh bạch hầu đúng cách để khống chế, không cho dịch bệnh bùng phát.

2. Bệnh bạch hầu là bệnh gì?

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục.

Là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, vì vậy các tổn thương nghiêm trọng của bệnh bạch hầu chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Vi khuẩn bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp hoặc lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Vì vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da, sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân sẽ có thể tiếp tục lây truyền cho người khác.

3. Đặc tính của vi khuẩn bạch hầu

Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae rất nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá bao gồm:

  • Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn bạch hầu sẽ bị chết sau vài giờ
  • Dưới ánh sáng khuếch tán, vi khuẩn bạch hầu sẽ bị diệt sau vài ngày;
  • Ở nhiệt độ 58 độ C, vi khuẩn bạch hầu sống được 10 phút
  • Ở môi trường phenol 1% và cồn 60 độ, vi khuẩn có thể chỉ sống được 1 phút.

Năm 1923, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được một loại vắc-xin có khả năng giải độc tố bạch hầu.

Từ đó đến nay, mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch bạch hầu đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực trên toàn thế giới.

4. Biểu hiện của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có các triệu chứng như: viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, cổ họng đỏ, nuốt đau, da xanh xao, mệt mỏi, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ và khi thăm khám thấy có giả mạc.

Bệnh bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện toàn thân của bệnh là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác, thần kinh vận động ngoại biên và/hoặc kèm theo triệu chứng viêm cơ tim.

Bệnh bạch hầu có thể được điều trị khỏi bằng huyết thanh hoặc trở nên trầm trọng và gây tử vong trong vòng 6–10 ngày.

5. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc- cin phòng bệnh bạch hầu  có mặt trong tất cả các loại vắc-xin kết hợp như:

vắc-xin 3 trong 1, vắc-xin 4 trong 1, vắc-xin 5 trong 1 hay vắc-xin 6 trong 1 dành cho trẻ từ độ tuổi 6 tuần tuổi cho đến 6 tuổi.

Trẻ em từ 2 tháng tuổi đã có thể bắt đầu các tiêm bạch hầu với 4 mũi tiêm cơ bản lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi và tiêm liều nhắc lại là mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm.

6. Biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu toàn xã hội

  • Tổ chức tiêm bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe để cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu, đặc biệt nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo để nhận biết và phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh bằng cách tiêm bạch hầu đầy đủ.
  • Tất cả bệnh nhân mắc chứng viêm họng giả mạc nghi ngờ bạch hầu cần phải được đưa vào viện để cách ly nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính (-) với vi khuẩn bạch hầu 2 lần.
  • Những người tiếp xúc mật thiết với người bệnh cần phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.
  • Những người tiếp xúc với người bệnh bạch hầu và đã được gây miễn dịch trước đây vẫn nên tiêm nhắc lại một liều giải độc tố bạch hầu.
  • Trong trường hợp không có điều kiện thực hiện các xét nghiệm thì phải cách ly người bệnh sau 14 ngày điều trị bằng kháng sinh.
  • Sát trùng, tẩy uế tất cả các đồ vật có liên quan đến bệnh nhân bằng cresyl, cloramin B; bát đũa, dĩa, chăn màn, quần áo của người bệnh… phải được luộc sôi; sách, vở, đồ chơi… phải được phơi nắng.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào cho các bạn hiểu rỏ hơn về căn bệnh này.

Nếu thấy video hay và bổ ích, đừng quên bấm like share và đăng ký để ủng hộ kênh tạo ra nhiều video hay và ý nghĩa hơn nhé !

Share this content:

You May Have Missed