Cách sơ cứu khi bị rắn cắn- Phân biệt rắn độc cắn
Xin chào mọi người đến với kênh youtube nhà thuốc mỹ kim- kênh chuyên đề về tư vấn và chăm sóc sức sức khỏe.
Kính thưa quý vị và các bạn,theo ghi nhận tại các cơ sở y tế, cứ vào mỗi mùa mưa, ấp thấp, thỳ số bệnh nhân bị rắn độc cắn lại gia tăng.
Đáng chú ý là do cách sơ cứu không đúng cách, chưa được trang bị các kiến thức về rắn cắn. dẫn đến nhiều bệnh nhân bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong.
Vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng cần thiết. để phòng cho bản thân gd và nhưng ng xung quanh.
Hãy cùng nhà thuốc mỹ kim theo dõi qua video dưới đây về cách xử lý củng nhưu các biện pháp phòng ngừa rắn cắn nhé !
1. Nhận biết một số loài rắn độc
Khi vô tình ban bị rắn cắn phải, việc đầu tiên nhất bạn nên làm là cố gắng nhận dạng được đó là loại rắn gì
Trên thực tế chỉ có khoảng 15% các loài rắn là có độc trên toàn thế giới, đa số còn lại không gây nguy hiểm cho con người.
Có thể phân biệt rắn độc và rắn không độc dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng, nổi bật nhất là hai răng nanh độc lớn nằm ở vị trí cửa hàm trên.
Chính vì vậy khi nạn nhân bị rắn độc cắn thường để lại vết thương có dấu móc độc đặc trưng tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt.
Vết cắn của rắn độc có thể gây thương tích nặng và đôi khi khiến nạn nhân tử vong hoặc tàn phế.
Nguy hiểm hơn, một số loại rắn hổ mang có khả năng phun nọc độc từ xa khiến nạn nhân bị tổn thương mắt và gây nhiễm độc toàn thân.
2. Triệu chứng khi bị rắn độc cắn
Các triệu chứng điển hình của vết cắn từ một con rắn lành, không độc là đau sưng nhẹ và trầy xước tại chỗ.
Hầu hết các vết rắn cắn xảy ra trên các chi, sau khi bị rắn độc tấn công nạn nhân sẽ có các biểu hiện sau:
- Đau rát nghiêm trọng tại vết thương trong vòng 15 – 30 phút;
- Vết cắn sau đó có thể sưng nề và bầm tím, đôi khi lan rộng lên khắp cánh tay hoặc chân và gây hoại tử da;
- Các dấu hiệu khác bao gồm: Buồn nôn, khó thở và cảm giác cơ thể yếu dần đi, đôi khi nạn nhân còn nhận thấy có mùi vị kỳ lạ trong miệng.
Trong khi một số loài thuộc họ rắn lục khiến nạn nhân bị rối loạn đông máu và xuất huyết, nhóm khác có độc tố mạnh hơn – như họ rắn hổ – sẽ gây ra các triệu chứng về thần kinh,
bao gồm: ngứa ran da, khó nói và yếu chân tay, liệt toàn thân hoặc suy hô hấp và ngưng thở. Nguyên nhân tử vong do rắn độc cắn chủ yếu là do liệt các cơ gây khó thở hoặc mất nhiều máu, chảy máu toàn thân khó cầm.
Đôi khi, một con rắn mặc dù có độc nhưng lại không giải phóng ra bất kỳ nọc độc nào khi cắn. Đây gọi là những “vết cắn khô” và chỉ gây triệu chứng kích ứng tại chỗ.
3. Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.
– Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.
– Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
– Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.
– Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
– Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.
Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện.
– Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
– Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
– Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
Không nên làm gì khi bị rắn cắn
– Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì: Thứ nhất cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử.
Thứ hai, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc. Bệnh nhân có thể tử vong lập tức.
– Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
– Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.
– Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Cách Phòng ngừa rắn cắn
– Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm. – Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài.
– Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật. – Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.
– Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời. – Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
– Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.
– Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Tránh xây kiểu nhà tạo điều kiện cho rắn ở (như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…
Hy vọng qua video trên sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào, giúp các bạn hiểu rỏ hơn về cách xử lý củng như nhưng ddieuf nên làm khi bị rắn cắn.
Nếu thấy video hay và bổ ích đừng quên bấm like share và đăng ký để ủng họ kênh nhé !
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.