Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the newsblogger domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the newscrunch domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/mohopdan/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
6 Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ - Hướng dẫn cách điều trị tại nhà an toàn khi trẻ mắc bệnh - nhathuocmykim.com

6 Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ – Hướng dẫn cách điều trị tại nhà an toàn khi trẻ mắc bệnh

7 Điều nên làm vào buổi sáng để cơ thể luôn khỏe mạnh tươi trẻ – Bí quyết sống thọ

6 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh không nên bỏ qua

Trẻ sơ sinh có làn da khá yếu ớt nên rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da phổ biến. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi hay những ngày nắng nóng, nhất là mùa hè, làn da của trẻ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Do vậy các bậc phụ huynh phải chăm sóc con mình thật kỹ càng, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da để nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời. Không để bệnh kéo dài khiến cho da bé bị tổn thương và để lại những hậu quả đáng tiếc về sau. Sau đây là các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh mà bạn cần chú ý

  1. Nổi hạt kê trên da

Nổi hạt kê là tình trạng thường gặp ở da bé, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những hạt màu trứng đục nhô lên da.

Nguyên nhân là do sự ứ đọng của các chất bã nhờn, hay gặp ở những vị trí có nhiều tuyến bã nhờn như trán, mũi, gò má. Một số trường hợp còn xuất hiện ở bắp tay của bé.

Những hạt kê này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể tự mất sau vài tần lễ. Vì vậy, các bố mẹ phải thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho bé, không kỳ cọ mạnh trên da đặc biệt là những vùng bị nổi hạt kê, tránh làm ảnh hưởng đến da của bé.

2..Rôm sảy

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết.

Miệng ống dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc.

Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể… càng có nhiều rôm.

  1. Da phát ban đỏ

Các bé sau khi sinh ra được vài ngày tuổi, có thể xuất hiện những mảng ban trên da và thường được gọi là tình trạng phát ban đỏ. Những nốt ban này trông khá giống với nốt muỗi cắn, kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.

Phát ban đỏ trên da thường xuất hiện trên thân mình của bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân.

Nhưng đừng quá lo lắng, vì những nốt ban này tự nổi và lặn theo thời gian mà không cần phải dùng biện pháp điều trị nào.

Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý tuyệt đối không được nặn hoặc cậy nốt ban vì như vậy sẽ khiến cho da bé bị tổn thương và dễ bị nhiễm khuẩn.

Trong thời gian khoảng 7 đến 10 ngày tuổi chứng phát ban đỏ này có thể tự biến mất.

  1. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm tã là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra chứng hăm tã ở trẻ nhỏ do nhiều tác nhân nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé bị ứ động lại hoặc do các mẹ ít thay tã cho bé,

Cách phòng ngừa như sau: Luôn giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã cho bé thường xuyên trong ngày. Vệ sinh và rửa sạch vùng da cho bé mỗi lần thay tã. Các mẹ khi quấn tã cho bé nên để tã lỏng một chút và sử dụng tã có lỗ thoáng khí, như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ được lưu thông tốt hơn.

Khi có những dấu hiệu của bệnh kéo dài, và thực hiện những cách phòng ngừa trên mà vẫn không khỏi hay kèm theo những triệu chứng sốt, nổi nhiều mụn mủ, vùng hăm tã có khuynh hướng lan rộng, trẽ bị tiêu chảy thì các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

  1. Chàm sữa (lác sữa)

Thường gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán.

Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ bị đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, có người cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này.

Nhưng bệnh này không nguy hiểm lắm, đến khoảng 2 tuổi, bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì

  1. Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Thời tiết nắng nóng khiến cho bé ra nhiều mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Những vị trí thường xuất hiện dấu hiệu của bệnh như lưng, ngực, bắp tay, bắp chân.

Khi trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước bên trong. Bệnh rôm sảy là một hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.

Cách khắc phục bệnh rôm sảy: Lựa chọn các loại quần áo mỏng, nhẹ, hút mồ hôi tốt, đồng thời các mẹ cũng nên tránh mặc các loại quần áo được làm từ vải thô, cứng nhằm tránh kích thích lên da bé trong quá trình bế bé.

Vào những ngày nắng nóng, bạn nên cho bé được tự do trong căn phòng mát mẻ, thay vì ôm ấp bé liên tục. Các mẹ nên tắm rửa cho bé bằng một số vị thuốc lành tính từ dân gian như mướp đắng, lá chè xanh…

Thường xuyên sử dụng khăn lạnh để lau người cho bé, giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế rôm sảy. Tránh làm trầy xước da bé nhất là những vùng bị bệnh rôm sảy vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.

  1. Chốc lở

Dấu hiệu của bệnh chốc lở rất dễ nhận biết đó là xuất hiện những nốt mụn đỏ, rồi vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy.

Thường xuất hiện trên da mặt, nhất là vùng quanh mũi và miệng. Bệnh rất dễ lây lan và nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.

Cách phòng chống bệnh chốc lở cho bé: Các mẹ nên giữ cho da trẻ sạch sẽ nhằm tránh nhiễm trùng trên da bị bệnh.

Nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh của bé bằng xà phòng dưới vòi nước và sau đó băng lại. Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh bé cào gãi do ngứa ngáy. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên

Trên là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà các mẹ nên lưu ý nhằm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Do da bé rất mềm mại và yếu ớt nên rất dễ bị dị ứng, cho nên bạn cần phải biết cách chăm sóc cho da bé thật kỹ càng và vệ sinh thường xuyên cho bé.

Nếu những biểu hiện bệnh ngoài da ở trẻ lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách đúng đắn và hiệu quả.

Để chữa bệnh hiệu quả tại nhà các mẹ thực hiện như sau:

– Vệ sinh da mặt, miệng cho bé thật sạch sẽ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

– Các mẹ cho bé ăn uống như bình thường nhưng cần hạn chế một số thực phẩm làm cho bệnh chàm của bé trở nặng như trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật…

– Cắt móng tay, móng chân cho bé nhắm tránh bé gãi nhiều làm tổn thương đến vùng da bị bệnh làm tăng nhiễm trùng da.

– Luôn giữ cho môi trường xung quanh bé thoáng mát, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm dịu da để tắm cho bé

Để trẻ không phải gặp bất cứ biến chứng nguy hiểm nào, mẹ hãy chủ động phòng tránh các bệnh ngoài da cho bé bằng những thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ.

Nếu trẻ đã mắc các bệnh trên, mẹ cần chăm sóc và vệ sinh cẩn thận cho trẻ, xin chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc bôi, không lạm dụng thuốc.

Lưu ý khi chăm trẻ tại nhà :

Vệ sinh cơ thể là biện pháp phòng bệnh quan trọng hơn cả chữa bệnh, cho bé bổ sung thêm 1 số vitamin để tăng đề kháng cho bé.

Mặt khác những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể vì dễ lây bệnh cho trẻ.

Hơn nữa, môi trường sống cũng cần thoáng mát. Các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện.

Nên hạn chế dùng bỉm và phải thay thường xuyên. Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho trẻ bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để cho trẻ có đủ chất dinh dưỡng hơn trong sữa mẹ.

Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây ra những bội nhiễm nguy hiểm.

Hy vọng video trên sẽ giúp ích được mọi người, nếu thấy bổ ích hãy nhấn like và đăng ký phía dưới video

Để chúng tôi tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho bạn vào lúc 14h và 19h các ngày !

Share this content: