Nhiệt miệng – Cách trị nhiệt miệng đơn giản tại nhà
12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét
Nhiệt miệng là gì ?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).
Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.
Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.
Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng có nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn.
Sau đây nhà thuốc mình sẽ chia sẽ các bạn những cách chữa nhiệt miệng nhanh, hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn nên thường xuyên áp dụng tại nhà để đẩy lùi tình trạng khó chịu này.
12 bài thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả tại nhà
- pha nước súc miệng
Pha một thìa cà phê baking soda , 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt.
Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
- Chườm lạnh
Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng.
- Thay đổi chế độ ăn uống
Tránh đồ ăn nướng hoặc rán; đồ cay nóng chiên xào. Bỡi đó là nguyên nhân chính gây nhiệt miệng và gây đau.
Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… Thay vào đó hay bổ sung cho cơ thể thật nhiều nước lộc, hoặc các loại nước ép trái cây, rau củ…..
- Tăng cường các loại vitamin B
Việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là 1 mg/ngày, ngày 2 lần trong vòng 6 tháng đối với 1 ng bình thường
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu thiamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
- Bổ sung sắt
Để biết cách bổ sung chính xác lượng sắt hoặc nếu cần bổ sung sắt trong bữa ăn, bạn cần được chuẩn đoán lượng sắt thiếu từ các chuyên gia qua các xét nghiệm của mình.
Bên cạch đó có thể bổ sung sắt qua 1 số thức ăn hay các loại thực phẫm bổ máu, để tăng lượng máu trong cơ thể, và củng là cách chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
- Sữa chua
Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt, và cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau,sát khuẩn hiệu quả.
- Giấm táo
Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng.
Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
- Nước oxi già
Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxi già loãng (½ nước – ½ oxi già) vào vết loét miệng. Không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị, thực hiện sát khuẩn hàng ngày. Sẽ mang lại một hiệu quả bất ngờ.
- Viên ngậm kẽm
Thiếu kẽm cũng liên quan đến nhiệt miệng, vì vậy việc chữa trị có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bổ sung kẽm dài hạn.
Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc bổ sung thêm 150 mg kẽm mỗi ngày làm giảm nhiệt miệng từ 50 đến 100
Ngậm một viên kẽm tốt và chất lượng là cách tốt nhất để nhanh chóng chữa bệnh nhiệt miệng.
- Kem đánh răng
Một số thành phần trong kem đánh răng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh nhiệt miệng. Cho một ít kem đánh răng trực tiếp lên vết lở. Để khoảng vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn.
- Nước cam
Việc bổ sung vitamin C trong nước cam là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Không những thế, vitamin C còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm.
Uống 2 cốc nước cam mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể
- Tỏi
Lượng allicin trong tỏi là thành phần quan trọng chịu trách nhiệm kháng khuẩn cho cơ thể. Cắt một lát tỏi sau đó chà xát lên vết lở miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm và thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả.
Hy vọng video trên sẽ giúp các bạn bỏ túi được những phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu như tình trạng quá nặng hoặc nếu bạn bị nhiệt kèm theo sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban ở da. Các vết loét lớn một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, khoét sâu vào môi hầu hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám, để điều trị kịp thời nhé !
Ai đang bị lở miệng thì áp dụng ngay nhé ! cực kì hiệu quả luôn
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.