Paracetamol là thuốc gì? Liều dùng Paracetamol, tác dụng Paracetamol

0
937
Paracetamol là thuốc gì? Liều dùng Paracetamol, tác dụng Paracetamol
Paracetamol là thuốc gì? Liều dùng Paracetamol, tác dụng Paracetamol

Paracetamol là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm tuy nhiên tác dụng chống viêm của paracetamol rất yếu nó hầu như không có tác dụng chống viêm. Người ta chỉ sử dụng nó trong tác dụng giảm đau và hạ sốt.

Trước hết, ta cần biết tại sao thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dạng viên nén lại có nhiều loại viên với liều khác nhau.

Như thuốc viên nén paracetamol dùng cho người lớn phổ biến là loại chứa 500mg dược chất paracetamol, cũng có viên chứa nửa liều là 250mg paracetamol dành cho trẻ em.

Nhưng lại có viên chứa liều có số lẻ như 325mg hoặc 650mg paracetamol cho mỗi viên. Đó là vì loại viên chứa 325mg, 650mg paracetamol đã tính liều bằng đơn vị khối lượng theo Anh, Mỹ. Các nước Anh, Mỹ dùng đơn vị pound (ký hiệu lb), grain (gr) thay vì kilogram (kg), gram (g, lưu ý khác với gr) như nhiều nước khác.

Tác dụng của thuốc paracetamol

Paracetamol (acetaminophen) là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt. Paracetamol được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt.v.v… Thuốc có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ, nhưng không có tác dụng đối với viêm nặng hơn (viêm sưng khớp cơ). Hàm lượng thông thường sử dụng là paracetamol 500mg.

Thông tin cảnh báo khi sử dụng Paracetamol

Theo khuyến cáo, liều tối đa của paracetamol cho người lớn là 4g (4000mg)/ngày. Nếu sử dụng quá liều lượng quy định có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp đang sử dụng đồ uống có cồn hàng ngày thì liều tối đa khuyến cáo là 2g/ngày.

Trước khi sử dụng thuốc, hãy nói với bác sĩ nếu đang bị bệnh gan hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau không kê đơn nào khác mà không hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước.

Trong một số loại thuốc biệt dược có thể chứa hoạt chất paracetamol, nếu kết hợp sử dụng một số thuốc với nhau, bạn có thể vô tình sử dụng quá liều paracetamol mà không lường trước được. Vì vậy, hãy đọc kỹ nhãn của bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem liệu nó có chứa Paracetamol, Acetaminophen hay APAP không.

Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên tránh uống rượu. Vì rượu có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan trong khi dùng thuốc paracetamol.

Không sử dụng paracetamol nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai, hãy thông báo với bác sĩ. Bởi vì nếu sử dụng thuốc này trong thai kỳ có thể truyền thuốc vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé đang bú sữa mẹ.

Nên sử dụng Paracetamol như thế nào?

Sử dụng paracetamol chính xác theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Không sử dụng thuốc quá liều. Nếu bạn đang điều trị cho trẻ, hãy sử dụng một dạng paracetamol dành riêng cho trẻ em. Cẩn thận làm theo hướng dẫn dùng thuốc trên nhãn thuốc. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi mà không có lời khuyên của bác sĩ.

Nếu sử dụng paracetamol dạng lỏng, bạn có thể đo bằng thìa hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu bạn không có thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ của bạn. Trước mỗi lần sử dụng, bạn nên lắc nhẹ chất lỏng và thực hiện theo hướng dẫn được ghi trên nhãn thuốc.

Đối với thuốc paracetamol dạng viên nén nhai, phải được nhai kỹ trước khi nuốt.

Đảm bảo bàn tay khô ráo khi cầm thuốc paracetamol dạng tan. Khi bạn đặt viên thuốc trên đầu lưỡi, thuốc sẽ tan ngay lập tức. Lưu ý rằng không nên nuốt toàn bộ viên thuốc mà nên để thuốc tự hòa tan trong miệng.

Để sử dụng paracetamol dạng sủi, nên hoà tan một gói thuốc trong ít nhất 118ml nước, sau đó khuấy đều và sử dụng ngay lập tức.

Không uống paracetamol dạng đặt hậu môn, vì nó chỉ chuyên dùng cho trực tràng. Cách sử dụng loại thuốc này là rửa tay sạch sẽ và đặt thuốc trực tiếp vào hậu môn của bạn. Trước khi đặt thuốc paracetamol vào hậu môn, bạn nên làm rỗng ruột và bàng quang. Đặc biệt nên xử lý nhanh khi đã tháo vỏ thuốc để tránh tình trạng thuốc bị tan chảy.

Liều dùng thuốc Paracetamol

Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng phổ biến như sau:

  • Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg.
  • Gel, dạng uống: 500mg.
  • Dung dịch, dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml).
  • Siro, dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).

Liều dùng của thuốc Paracetamol

Liều hạ sốt cho người lớn:

  • Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều giảm đau cho người lớn:

  • Liều chung: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.
  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ.

Liều giảm đau và hạ sốt cho trẻ em:

  • Giảm đau: Dạng uống hoặc đặt hậu môn:
    – Dưới 1 tháng: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần.
    – Trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa: 5 liều trong 24 giờ)
  • Hạ sốt:

– 4 tháng đến 9 tuổi: Liều khởi đầu: 30 mg/kg (Theo nghiên cứu, liều lượng này có hiệu quả hơn trong việc giảm sốt so với liều duy trì 15 mg/kg và không có sự khác biệt về độ dung nạp lâm sàng.)

– Trên 12 tuổi: 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg trong 6-8 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc paracetamol

Gọi cấp cứu ngay (số điện thoại 115) hoặc đến ngay trạm ytế gần nhất để kiểm tra nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng với paracetamol: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon;
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét;
  • Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).
  • Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc paracetamol. Những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Paracetamol có thể tương tác với thuốc nào?

Một số thuốc có thể tương tác với paracetamol. Bạn hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược và các loại thuốc do các bác sĩ khác kê toa. Đừng bắt đầu một loại thuốc mới khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Một số thuốc xảy ra tương tác khi kết hợp cùng với paracetamol:
Acetaminophen
Amitriptyline
Amlodipine
Amoxicillin
Aspirin
Atorvastatin
Caffeine
Clopidogrel
Codeine
Diazepam
Diclofenac
Furosemide
Gabapentin
Ibuprofen
Lansoprazole
Levofloxacin
Levothyroxine
Metformin
Naproxen
Omeprazole
Pantoprazole
Prednisolone
Pregabalin
Ramipril
Ranitidine
Sertraline
Simvastatin
Tramadol
Tylenol (acetaminophen)
Paracetamol tương tác với rượu (Ethanol)/thức ăn
Rượu (Ethanol): Tương tác nghiêm trọng

Lời khuyên khi sử dụng thuốc paracetamol

  • Việc dùng thuốc paracetamol có thể không liên quan đến vấn đề ăn uống; mặc dù thức ăn có thể làm giảm tình trạng đau dạ dày, một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.
  • Không dùng vượt quá liều lượng khuyến cáo, vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Người lớn và thanh thiếu niên có cân nặng ít nhất 50kg không nên uống hơn 1000mg paracetamol trong một liều hoặc hơn 4000mg trong 24 giờ. Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ nên dùng liều lượng được đề nghị trên nhãn (tùy vào trọng lượng và tuổi của trẻ).
  • Cần phải có lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng paracetamol cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu bạn đang dùng paracetamol cho trẻ em, hãy luôn luôn sử dụng dụng cụ đo liều chuyên dụng. KHÔNG được sử dụng thìa cà phê dùng để nấu ăn để đo lường.
  • Lắc dung dịch chứa paracetamol trước khi sử dụng. Viên nén nhai nên được nhai đúng cách trước khi nuốt. Tay bạn phải khô trước khi cầm viên nén tan rã paracetamol, sau đó đặt viên thuốc trên lưỡi và để cho thuốc hòa tan hoàn toàn trước khi nuốt. Các loại thuốc tan rã paracetamol nên được hoà tan trong ít nhất 118ml nước; khuấy đều và uống ngay.
  • Không nên uống rượu trong khi dùng paracetamol.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng xấu đi, trường hợp da đỏ hoặc sưng ở vùng đau, trường hợp sốt kéo dài hơn 3 ngày (ở mọi lứa tuổi), hoặc đau dai dẳng (không bao gồm đau họng) lâu hơn 10 ngày ở người lớn, 5 ngày ở trẻ em và thanh thiếu niên hoặc 3 ngày đối với trẻ sơ sinh.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn bị đau cổ họng nghiêm trọng, kéo dài hơn 2 ngày hoặc sốt, phát ban, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn.
    Cẩn thận để không sử dụng các sản phẩm khác có chứa paracetamol hoặc acetaminophen cùng một lúc. Paracetamol thường là thành phần có trong các thuốc điều trị kết hợp cúm và cảm.
  • Đến bác sĩ kiểm tra ngay nếu bạn bị đau vùng bụng trên, nước tiểu sẫm màu, ăn mất ngon, vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt, phân có màu đất sét.
    Nếu bạn mang thai, không dùng paracetamol khi chưa có lời khuyên của bác sĩ.

Các bài viết của blog nhà thuốc mỹ kim chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Vui lòng ghi rõ nguồn nhà thuốc tây mỹ kim khi chia sẻ bài viết này

Previous articleCách hạ sốt tự nhiên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà
Next articleSốt mọc răng – Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng