Bệnh dại là gì- Các dấu hiệu nhận biết bệnh dại ở người và động vật
Kính thưa quý vị và các bạn, Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại.
Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn.
Tại Việt Nam, bệnh dại liên tục có những diễn tiến phức tạp. Tính đến tháng 9/2019, cả nước đã có 54 trường hợp tử vong vì bệnh dại, đáng chú ý, hầu hết trong số đó đều không tiêm vắc xin phòng bệnh.
Những trường hợp bị các động vật có mầm dại cắn, đều lơ là. Chủ quan và không xử lý vết thương, dẫn đến các trường hợp xấu nhất.
Như vậy bệnh dại là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào, các dấu hiệu nhận biết bệnh dại và cách phòng điều trị bệnh dại ra sao, hãy cùng chúng tôi tham khao qua video dưới đây nhé !
Bệnh dại là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó lây truyền bệnh sang người.
Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện.
Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.
Bệnh dại là nguyên nhân gây khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm, hầu hết các trường hợp bệnh dại ở Việt Nam do chó dại cắn.
Nguyên nhân bệnh dại
Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại.
Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn.
Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi.
Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh.
Có 2 chủng virus dại:
- Virus dại đường phố là virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh
- Virus dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ)
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh dại ở người nếu:
- Bạn đi đến hoặc sinh sống ở những đất nước kém phát triển, nơi bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.
- Những hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại như thám hiểm hang động nơi có nhiều loài dinh sinh sống,
- hoặc đi cắm trại nhưng lại không đề phòng việc chỗ ở có nhiều động vật hoang dã sinh sống hay không.
- Làm việc trong môi trường có nhiều vi khuẩn dại như nhân viên phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý, huấn luyện động vật hoang dã.
Cách nhận biết bệnh dại ở người theo từng thời kỳ
- Thời kỳ ủ bệnh:
- được tính từ khi bị chó (hoặc động vật mắc bệnh dại) cắn đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu để cứu sống người bệnh.
- Dấu hiệu của thời kỳ này chỉ duy nhất là vết cắn, vì vậy người bị chó cắn phải đi khám và tiêm phòng bệnh dại là việc làm quan trọng nhất.
- Thời kỳ tiền triệu: là các biểu hiện ban đầu của bệnh dại ở người trước khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn.
- Lưu ý rằng đến lúc này, đa phần bệnh nhân đã quên việc bị chó (hoặc động vật khác) cắn.
Thời kỳ toàn phát:
- bệnh dại thường có 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt.
+ Triệu chứng của bệnh dại ở người thể hung dữ hoặc co cứng:
bệnh nhân sẽ biểu hiện một tình trạng kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.
Bệnh nhân bị co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh khí quản gây triệu chứng sợ nước, có cảm giác khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co thắt họng và rất đau.
Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ như: gió thổi, quạt điện, mùi vị thức ăn, ánh sáng…
Bệnh nhân có nét mặt luôn căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích bộ phận sinh dục, cương cứng dương vật ở đàn ông.
Bệnh nhân bắt đầu sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch và hô hấp, ảo giác. Các triệu chứng này tiến triển nặng dần và tử vong sau 3 – 5 ngày do ngừng tim, ngừng thở.
+ Triệu chứng của bệnh dại ở người thể liệt:
hay gặp ở bệnh nhân bị chó dại cắn đã tiêm vacxin nhưng tiêm phòng khá muộn, virus đã vào đến não gây bệnh. Bệnh nhân thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió.
Ban đầu có thể thấy đau nhiều vùng cột sống, sau đó xuất hiện hội chứng liệt kiểu Landry (đầu tiên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên).
Khi tổn thương lan tới hành não, bệnh nhân sẽ xuất hiện liệt thần kinh sọ, ngừng thở và ngừng tim, tử vong.
Bệnh dại có lây truyền từ người sang người không?
Mặc dù hiếm gặp nhưng Y khoa đã ghi nhận trường hợp bệnh dại lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Các nguy cơ lây nhiễm từ người sang người chủ yếu thông qua vùng da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng có nhiễm nước bọt của người mắc dại.
Tuy nhiên, việc lây nhiễm dại từ người sang người không phổ biến, chủ yếu trong số đó thông qua các ca ghép tạng.
Bệnh dại có lây qua đường ăn uống không?
Cho đến hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào bệnh dại xảy ra trên người do uống sữa hay do ăn thịt động vật đã nấu chín.
Tuy nhiên, những người làm nghề giết mổ gia súc chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận khác bị nhiễm virus.
Cách xử lý khi bị động vật cắn
Bước 1: Vệ sinh vết thương:
- Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine,
- tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.
Bước 2: Băng bó vết thương
- Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.
Bước 3: Tiêm phòng.Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.
Cách phòng ngừa bệnh dại
Trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể “ngủ đông” từ 3 đến 4 năm. Do đó, chúng ta cần phải chủ động ngăn ngừa từ trong trứng nước với những việc làm như sau:
- Chủ động tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết và cách phòng chống bệnh dại.
- Đặc biệt là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc. Báo cáo với cơ quan thú y nơi có động vật bị bệnh dại.
- Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi.
- Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại…
- cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
- Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rong bên ngoài vì rất dễ lây lan mầm bệnh.
Bệnh dại khi đã lên cơn thì việc tử vong là điều rất nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi bị súc vật cắn, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơ là theo dõi diễn biến của bệnh.
Khi thấy nghi ngờ, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến khám và tiêm phòng tại các bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở y tế để có biện pháp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy đến.
Share this content:
Post Comment
You must be logged in to post a comment.