Bệnh Whitmore có nguy hiểm? Điều trị như thế nào?

Bệnh Whitmore hay còn gọi là hội chứng Melioidosis, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, bệnh tiến triển nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp.

Bệnh Whitmore nguy hiểm như thế nào?

  • Một thống kê năm 2016 chỉ ra: tỷ lệ mắc bệnh là 165.000 trường hợp mỗi năm (khoảng tin cậy 95%), trong đó có 138.000 ca xảy ra tại Đông – Nam Á và Thái Bình Dương. Khoảng một nửa bệnh nhân trong những trường hợp mắc bệnh sẽ chết. Đặc biệt, Đông Bắc Thái Lan là nơi ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh melioidosis cao nhất trên thế giới (tỷ lệ trung bình là 12.7 trường hợp/100.000 người/năm).
  • Melioidosis cũng được ghi nhận ở động vật, kể cả mèo, dê, cừu và ngựa. Gia súc, trâu nước và cá sấu được cho là có khả năng kháng lại với Melioidosis mặc dù chúng tiếp xúc liên tục và trực tiếp với bùn. Trực khuẩn B. pseudomallei thường được tìm thấy trong đất và nước, do đó bệnh nhân mắc Melioidosis đều có tiền sử tiếp xúc với đất hoặc nước. Người nhiễm bệnh Whitmore còn do hít phải bụi nhiễm vi khuẩn hay khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da. Nhiễm trùng thường xảy ra trong mùa mưa.
  • Bệnh Whitmore thường có những biểu hiện liên quan đến phổi. Nếu bệnh whitmore điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Khi điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh có cơ hội hồi phục 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn cao, khoảng 40%.

Tình hình mắc bệnh Whitmore tại Việt Nam

  • Bệnh Whitmore được phát hiện tại Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước, bệnh xuất hiện lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và được xếp vào các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.
  • Tuy nhiên, bệnh Whitmore đang có nguy cơ tái bùng phát trở lại ở Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh Whitmore với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi…
  • Khoảng 5 – 10 năm trước đây, thống kê chỉ có 20 ca mắc Whitmore thì từ đầu năm 2019 cho đến nay đã ghi nhận đến 20 ca, chủ yếu bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore đa dạng phức tạp, thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác như: bệnh viêm phổi, bệnh lao phổi, áp xe cơ, bệnh nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
  • Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung tháng 7 – 11 hàng năm. Những người có đặc thù làm việc phải tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước cần có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Chẩn đoán bệnh Whitmore

Việc chẩn đoán Whitmore được thực hiện dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, nước tiểu, đờm hoặc tại phần da bị tổn thương:

  • Xét nghiệm máu: hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp cấp tính của bệnh, tuy nhiên khi kết quả âm tính thì vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ khả năng mắc Whitmore.
  • Các xét nghiệm thường dùng khác là: xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination – IHA), xét nghiệm cố định bổ thể (complement fixation – CF) và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction – PCR)

Điều trị bệnh whitmore

Việc điều trị bệnh bao gồm việc dùng thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào vị trí và mức độ của bệnh.

  • Đối với các thể bệnh nhẹ, khuyến cáo dùng các kháng sinh như: imipenem, penicillin, doxycycline, amoxicillin – clavulanic acid, ceftazidime, ticarcillin – clavulanic acid, ceftriaxone và aztreonam.
  • Đối với những bệnh nhân nặng hơn, cần điều trị kết hợp hai trong số các loại kháng sinh kể trên, trong thời gian kéo dài đến 12 tháng.

Trong giai đoạn tấn công, các bác sĩ điều trị với phác đồ đặc hiệu dùng kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân bắt đầu ổn định, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài, kết hợp với các liệu pháp điều trị chuyên khoa tai mũi họng như: rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng.

Nếu có biểu hiện Whitmore ở phổi và khi cấy vi khuẩn vẫn còn dương tính sau 5 tháng, bệnh nhân cần xem xét đến việc phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi để loại bỏ các áp – xe phổi.

Bệnh Whitmore có nguy cơ điều trị thất bại cao

  • Do đặc thù phác đồ điều trị tấn công liều cao liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó phải dùng kháng sinh duy trì 3 đến 6 tháng nữa. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ, đúng thuốc và theo dõi sát sao, bệnh Whitmore rất dễ tái phát, sức khỏe người bệnh sẽ suy kiệt dần và có thể tử vong.
  • Quá trình theo dõi điều trị bệnh kéo dài, nhìn chung tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong cao lên đến hơn 40%.
Bệnh-Whitmore-nhà-thuốc-mỹ-kim Bệnh Whitmore có nguy hiểm? Điều trị như thế nào?
Bệnh Whitmore là bệnh gì, biểu hiện của bệnh Whitmore

Share this content: