Cao huyết áp là gì ? Nguyên nhân dấu hiệu bệnh cao huyết áp

0
756
Cao huyết áp thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới bé hay không? Triệu chứng Cao huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới bé hay không? Triệu chứng Cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trong nhóm tim mạch, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, mù lòa và có thể dẫn đến tử vong.
Trên thực tế, cao huyết áp là một bệnh phổ biến trong đó lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra các vấn đề sức khỏe. Cao huyết áp cũng có thể gây ra bệnh tim và thận, và có liên quan chặt chẽ tới chứng mất trí.

Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây để hiểu rỏ hơn về căn bệnh cao huyết áp này nhé !

                                                                        

  Cao huyết áp là căn bệnh gì ?

             

Cao huyết áp là bệnh gì?

  • Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
  • Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
  • Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
  • Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra.
  • Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC).
  • Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

– Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
– Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
– Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
– Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
– Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
– Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
– Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
– Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

   Hình ảnh minh họa Triệu chứng cao huyết áp

Triệu chứng cao huyết áp

  • Dấu hiệu của cao huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Choáng váng, nhức đầu.

– Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

– Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.

– Đỏ mặt, buồn nôn.

  • Khi thấy trong người có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.
  • Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.
  • Khi bị lên cơn cao huyết áp người bệnh cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc hạ áp (như: Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng…, có thể tiếp tục dùng thuốc hạ áp trong ngày), dùng các thuốc an thần (như seduxen…) và nhanh chóng gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện gần nhất.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

1.Cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì có liên quan mật thiết với tăng huyết áp. Duy trì cân nặng ổn định giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp. Béo phì và cao huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

2.Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. Tuổi càng cao càng có nhiều thay đổi về mặt giải phẫu của mạch máu, sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Thông thường, các triệu chứng bệnh cao huyết áp do tuổi cao thường khó xác định.

3.Hút thuốc

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng huyết áp là hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn.

Đây là hai yếu tố chính gây cao huyết áp. Mệt mỏi, nôn mửa là những trệu chứng thường gặp trong trường hợp này.

4.Chế độ ăn giàu chất béo

Chế độ ăn và lối sống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài lượng chất béo bạn ăn thì loại chất béo cũng rất quan trọng. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể.

5.Ăn mặn

Ăn quá nhiều muối liên quan trực tiếp tới tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng.

Huyết áp cao và huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Không ai phủ nhận mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và huyết áp thấp. Người ta coi đây là các sát thủ thầm lặng với sức khỏe con người bởi diễn biến âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng và các biến chứng nguy hiểm mà nó để lại.

                                                               Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Cách điều trị bệnh cao huyết áp

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh. Mọi người dân cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế…
  • Các máy đo huyết áp điện tử cá nhân là một công cụ hiệu quả giúp người đã mắc tăng huyết áp và người có nguy cơ mắc bệnh để thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp của mình cùng các thành viên trong gia đình.
  • Bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng 120/80 mmHg nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh:

– Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 22.9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).

– Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

Hy vọng với những thông tin mà nhà thuốc mỹ kim đã chia sẽ qua bài viết phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này nhé ! Đừng quên chia sẽ và để lại mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp nhanh nhất nhé !

Previous articleHuyết áp thấp là gì ? Bệnh huyết áp thấp nên ăn gì ?
Next articleCao huyết áp nên và không nên ăn gì ? Lời khuyên cho bệnh nhân cao huyết áp