Gan nhiễm mỡ là gì – Nguyên Nhân – Dấu hiệu nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ – Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì ? Những điều cần biết khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Theo thống kê của Hiệp hội y tế sức khỏe Việt Nam, bệnh Gan nhiễm mỡ hiện nay là bệnh rất thường gặp và hầu như ai củng mắc phải sau khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bệnh thường gặp ở những người béo phì, uống rượu hoặc mắc tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, nhưng không phải bạn ốm thỳ không mắc phải Gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, Việc khó khăn khi điều trị gan nhiễm mỡ là cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng, do đó chưa có một loại thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ.
Vậy để làm sao chúng ta biết mình đang có măc phải căn bệnh này hay không, những nguy cơ nào gây ra căn bệnh này và cách điều trị bệnh Gan nhiễm mỡ như thế nào là hiệu quả và an toàn.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé !

1. Gan nhiễm mỡ là gì ?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan có chất béo tích tụ và bị viêm. Có nhiều lý do gây ra bệnh, nhưng trong trường hợp bệnh không gây ra do uống rượu thì bệnh có tên là NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). NASH không lây truyền từ người sang người hoặc di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các triệu chứng viêm của gan có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng của gan. thậm chí là suy gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.

  • Gan nhiễm mỡ độ 1:

Gan nhiễm mỡ cấp 1 là tình trạng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 là gia đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Thường ở giai đoạn này rất ít người quan tâm đến các triệu chứng của nó. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động, thay đổi thói quen sinh hoạt và kết hợp với điều trị của bác sĩ.

  • Gan nhiễm mỡ độ 2:

Gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn thứ 2 của bệnh với lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối với gan bị nhiễm mỡ độ 2, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ, vì vậy người bệnh thường không biết họ bị mắc bệnh.

Gan nhiễm mỡ độ 2 vẫn chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ 2.

  • Gan nhiễm mỡ độ 3:

Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3 có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể chữa trị được.

2. Nguyên nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Đái tháo đường

  • Trong bệnh nhân đái tháo đường, acid béo tự do trong máu sẽ tăng điều động trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết.
  • Tăng sử dụng acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, gan chuyển hóa acid béo tự do thành triglyceride.

Chế độ ăn giàu cholesterol

  • Tăng lượng Cholesterol là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, ngoài ra còn mắc thêm 1 số bệnh khác về tim mạch và tiểu đường, mỡ trong máu…..

Nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu:

  • Đối với bệnh nhân nghiện rượu, Ethanol trong rượu gây tăng NADH tại tế bào gan, kích thích tổng hợp chất béo, gây tăng tổng hợp trygliceride tại gan.
  • Nghiện rượu là nguyên nhân gan nhiễm mỡ thường gặp nhất.

Tăng cân không kiểm soát, Béo phì

  • Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ.
  • Ngoài ra, lượng calo quá cao, cũng khiến cơ thể không chuyển hóa hết thành năng lượng để sử dụng và tích trữ dưới dạng triglyceride.

3. Triệu chứng dấu hiệu nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ

Đau tức bụng, biếng ăn

  • Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất là cơ thể luôn mệt mỏi, biếng ăn
  • Chức năng đường ruột hoạt động kém, thải trừ chậm, dẫn đến tình trạng bụng căng tức. đau nhói, khó chiệu.

Buồn nôn, nôn

  • Có thể là trạng thái chán ăn, mất cảm giác thèm ăn.
  • Có thể là một số bệnh khác dẫn đến nhưng cũng có thể do việc bài tiết mật có vấn đề.
  • Tiêu hóa thức ăn không được ổn định như trước.

Nước tiểu vàng, sẫm màu, phân trắng.

  • Một số trường hợp có thể do uống ít nước, đang dùng thuốc nên sẽ có hiện tượng nước tiểu sẫm màu.
  • Nhưng khi nước tiểu sẫm màu, phân có màu trắng thì bạn nên đi khám. Có thể chức năng gan bạn đang có vấn đề.

 Vàng da

  • Triệu chứng dễ gặp nhất ở giai đoạn gan nhiễm mỡ cấp độ 2 đó chính là vàng da.
  • Có thể chức năng gan của bạn đã bị suy giảm, khiến việc thanh thải bilirubin có vấn đề, tích tụ lại trong máu. Gây lên hiện tượng vàng da bệnh lý.

Ngứa ngáy, mày đay, dị ứng

  • Chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng đến việc thải độc tố trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa mày đay.
  • Đồng thời, việc này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn, do gan loại bỏ chất độc khỏi máu không tốt.

Bụng to, gan to, khó thở

  • Có thể sờ thấy gan ở dưới hạ sườn phải. Có thể lượng mỡ tích tụ trong gan cao, khiến gan tăng kích thước.
  • Trường hợp bụng to lên, có thể bệnh đã tiến triển lên thể xơ gan. Khiến bụng to, tích tụ dịch, chèn ép các cơ quan khác, gây đau bụng.

4. Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào ?

  • Giảm cân và tránh uống rượu, thay đổi thói quen sinh hoạt và thăm khám sức khỏe định kỳ là những cách tốt nhất để điều trị gan nhiễm mỡ.
  • Nếu bạn mắc bệnh NASH và béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.
  • Nếu trường hợp bệnh tiến triển , Bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị gan nhiễm mỡ, và làm giảm các triệu chứng của bạn 1 cách tốt nhất.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ bạn khỏi virus có thể gây tổn thương gan.

Các bài viết của blog nhà thuốc mỹ kim chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Vui lòng ghi rõ nguồn nhà thuốc tây mỹ kim khi chia sẻ bài viết này

Share this content: